/ 600
471

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 427

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Trung Tấn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 28.05.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_Hongkong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 539, hàng thứ năm, xem từ câu cuối cùng. “Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện viết”, bắt đầu xem từ đây.

“Bồ Tát nếu có thể tùy thuận chúng sanh, tức là tùy thuận cúng dường chư Phật, nếu với chúng sanh tôn trọng thừa sự, tức là tôn trọng thừa sự Như Lai. Cho nên người tu tịnh nghiệp hạnh, ứng với chúng sanh rộng làm lợi ích.”

Hôm qua chúng ta học đến đoạn này. Nghĩa lý lời kinh rất sâu rất rộng. Học Phật không phải đọc thuộc kinh này, nghe hiểu được rồi, không thể coi là xong việc. Trong kinh đức Phật thường dạy chúng ta: “tín gải hành chứng”, đây là Phật pháp. Bất luận là đại thừa tiểu thừa hiển giáo hay mật giáo, đều không thể rời xa nguyên tắc này. Nghe hiểu rồi, đọc nhiều rồi, chúng ta mới có thể đoạn nghi sanh tín, xây dựng lòng tin. Sau khi đã có lòng tin, còn phải càng đi sâu vào để lí giải, để lãnh hội. Sau đó thực hành trong cuộc sống của chúng ta, trong công việc, đối nhân xử thế. Mỗi niệm mỗi hành động đều không rời kinh giáo, đây gọi là học Phật. Học Phật như vậy, quý vị chắc chắn đạt được pháp hỉ, hoan hỉ! Có thể thực sự đạt được pháp hỉ, chính là những điều trước đây Thầy Phương đã nói: “học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người”. Sự hưởng thụ cao nhất này chúng ta đã đạt được chưa? Thường phải phản tỉnh, thật sự đạt được quý vị từ từ có thể bước vào cảnh giới của Phật Bồ Tát. Sẽ có được hưởng thụ giống như Phật Bồ Tát. Lúc này lòng cảm ân tự nhiên mà khởi lên, mới biết được ân đức của chư Phật Bồ Tát đối với hết thảy chúng sanh, ân đức với chính mình, biết ơn và báo ơn.

Câu này trong Phẩm Hạnh Nguyện” nói với chúng ta, Bồ Tát làm thế nào có thể tùy thuận chúng sanh? Trì giới, “đầy đủ các giới, không phạm oai nghi” thì có thể tùy thuận. Tùy thuận chúng sanh chính là tùy thuận cúng dường chư Phật, vì sao vậy? Vì trong kinh đại thừa đức Phật thường nói: “hết thảy chúng sanh vỗn là Phật”, cho nên tùy thuận chúng sanh chính là tùy thuận cúng dường chư Phật. Tu pháp môn tùy thuận này để cúng dường chư Phật.

Sự việc này chúng ta không thấy được. Học Phật đã nhiều năm như vậy chúng ta không ý thức được, nguyên nhân này là gì? Là công phu không đắc lực, nói cách khác quý vị không thật sự học Phật. Người thật sự học Phật thời gian tuy không nhiều, thông thường là thời gian ba năm thì có thể đi vào cảnh giới, năm, sáu năm thì đã rất thấu triệt. Thật sự thọ dụng được Phật pháp, được lợi ích thù thắng của Phật pháp. Vì quý vị biết hết thảy chúng sanh vốn dĩ là Phật. Có cần tôn kính hay không? Cần tôn kính.

Phật là gì? Phật là tự tánh. Trước khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, cổ thánh tiên hiền của chúng ta cũng biết. Nói với chúng ta bản tánh vốn thiện, nhân chi sơ, tánh bổn thiên. Thánh nhân Trung Quốc gọi là bản tánh vốn thiện. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với chúng ta “hết thảy chúng sanh vốn dĩ là Phật”, ý nghĩa này giống nhau. Bản thiện cái thiện này không phải là thiện trong thiện ác, thiện ác ý nghĩa của nó rất hạn hẹp, nhỏ hẹp. Ý nghĩa của cái thiện này chính là Phật. Như trong Kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy: “hết thảy chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai”. Ba câu này là cùng một ý nghĩa, một tức là ba, ba tức là một.

Thiện trong bản thiện là gì? Thiện là đức tướng trí huệ của Như Lai, là cái thiện này. Ở trong tự tánh vốn đã đầy đủ, đây chính là Phật, đây chính là bản thiện. Có thể không cung kính sao? Cho nên tùy thuận, chân thành cung kính đối với hết thảy chúng sanh. Kỳ thực là đối với chính mình, đối với chư Phật Bồ Tát cũng là đối với chính mình. Chư Phật Bồ Tát, hết thảy chúng sanh, đều là từ trong tự tánh mà hiện bày ra. Biến pháp giới hư không pháp giới, muôn sự muôn vật với chúng ta là một thể. Do vậy, con người phải hiểu được thương chính mình mới có thể thương người khác. Nói một cách khác đối với chính mình không có lòng từ bi, quý vị làm sao có thể từ bi đối với người khác?. Vì sao vậy? Vì từ bi, yêu thương đều là tánh đức, trong tự tánh vốn có. Khi mê mất tự tánh, tánh đức đã biến chất, trở thành phiền não, trở thành nghiệp chướng, như vậy là sai. Mục đích cuối cùng của học Phật là trở về tự tánh, tông môn đã nói: đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, quý vị đã trở về tự tánh. Cho nên chư vị tổ sư nói rằng: Bồ Tát chứng đến quả vị cứu cánh “quy vô sở đắc”. Họ có đạt được cái gì không? Không có, cái gì cũng không đạt được. Vì sao vậy? Đều là trong tự tánh vốn có, mê mất tự tánh, những thứ này tuy là có, nhưng quý vị không đạt được thọ dụng. Trí huệ biến thành phiền não, đức năng biến thành tạo nghiệp, tướng hảo biến thành lục đạo tam đồ, quý vị ở nơi đó chịu quả báo. Khi mê nó biến chất, khi giác ngộ nó trở về chân thường, cho nên gọi là quy vô sở đắc. Nói cách khác, quý vị đều đã đạt được, chính là ý nghĩa này. Đạt được là cái chính quý vị vốn có, cho nên đức Phật mới nói: “ngoài tâm không có pháp, ngoài pháp không có tâm”. Thứ đáng quý nhất của Bồ Tát chính là trong đời sống hằng ngày, khởi tâm động niệm, lời nói hành động đều có thể tương ứng với tánh đức.

/ 600