/ 600
567

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 424

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Trung Tấn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 26.05.2011

Địa điểm: Phật đà giáo dục hiệp hội_Hongkong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 533 hàng thứ 5, “cho đến mười niệm” bắt đầu xem từ đó.

Cho đến mười niệm, cho đến là nói từ nhiều đến ít, như nói xuống đến, ý nghĩa của cho đến và xuống đến là tương đồng. “Như tín nguyện ở trên, trì danh quy hướng tịnh độ, xuống đến chỉ được mười niệm liên tục cũng được sanh nước đó”. Trong lời kinh mấy câu này vô cùng quan trọng, khiến cho chúng ta đối với niệm Phật cầu sanh tịnh độ, giữ vững được lòng tin của chúng ta, giữ vững được nguyện vọng của chúng ta. Chúng ta trong đời này một lòng cầu sanh tịnh độ, chắc chắn sẽ không thất vọng, đây là đại sự đứng đầu trong đời mình. Tịnh tông cùng với tất cả kinh luận này, suy cho cùng chính là câu này, tín nguyện trì danh quy hướng tịnh độ.

Trì danh, thậm chí là nói đến cho đến chỉ được mười niệm liên tục, cũng được sanh nước đó, ngữ khí này rất chắc chắn, khiến chúng ta một mảy may hoài nghi cũng không có.

Bên dưới vì chúng ta giải thích mười niệm. Mười niệm bao gồm, thứ nhất là “bình thời”, thứ hai là “lâm thời”. Lâm thời là lúc sắp lâm chung, bao gồm hai loại này, đến nỗi bình thời mười niệm cũng có hai loại.

Thứ nhất như trước dẫn Kinh Di Lặc Phát Vấn. Mười niệm của Phật nói không lẫn kiết sử. Kiết là phiền não, sử là kiến tư, cũng chính là nói không trộn lẫn kiến tư phiền não. Kiến hoặc, phía trước chúng ta đã học rất nhiều. Thân kiến, biên kiến, kiến thủ kiến, giới kiến thủ, tà kiến. Năm loại kiến hoặc này, ngoài ra có tham sân si mạn nghi đây là tư hoặc. Năm thứ này khiến chúng ta mất đi tự tánh, chúng ta đối với tất cả vấn đề đều nghĩ sai hết. Phía trước là thấy sai, phía sau là nghĩ sai, tổng cộng mười điều gọi là mười sử, ở đây nói kiết sử. Không lẫn, lúc niệm Phật, trong tâm niệm Phật thanh tịnh không có mười điều này. Không có thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới thủ, tà kiến. Kiến đã thanh tịnh, không lẫn lộn tham sân si mạn nghi, tư tưởng của chúng ta đã thanh tịnh. Kiến giải, tư tưởng đều được chánh, “chính là Bồ Tát niệm”. Vì sao vậy? Kiến tư phiền não, Bồ Tát đã đoạn, phàm phu chưa đoạn. Trong phàm phu còn lẫn lộn những thứ này, đó gọi là “phàm phu niệm”, không phải Bồ Tát niệm. Bồ Tát không lẫn lộn những thứ này. Nơi này đã trình bày rất rõ ràng cho chúng ta, chúng ta là Bồ Tát hay là phàm phu. Dùng tiêu chuẩn này để đo lường thì tự mình biết được, không nên hỏi người khác. Chúng ta niệm Phật trong niệm này không trộn lẫn kiến tư phiền não, kiến tư phiền não ở trong Kinh Hoa Nghiêm gọi là chấp trước. Năm loại kiến hoặc, năm loại tư hoặc vẫn không rời chấp trước, cho nên chúng ta thật sự có thể buông xã được chấp trước, chính là kiến tư phiền não đã buông xả. Quý vị đạt được tâm thanh tịnh, trên đề kinh gọi là “thanh tịnh bình đẳng giác”. Thanh tịnh quý vị đã đạt được, tâm thanh tịnh niệm Phật là Bồ Tát niệm. Kiến tư phiền não chưa đoạn. Nói cách khác quý vị vẫn còn thân kiến, chấp trước thân này là tôi, quý vị còn đối lập với người, quý vị vẫn còn thành kiến, quý vị vẫn còn rất nhiều kiến giải sai lầm. Tham sân si mạn nghi chưa đứt, việc niệm Phật này là phàm phu niệm Phật không phải Bồ Tát niệm Phật. Vậy kinh này nói: “lấy tâm thanh tịnh, hướng vô lượng thọ, cho đến mười niệm”. Câu này nói rất rõ ràng, rất tường tận, niệm Phật phải dùng tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh cho đến mười niệm. Công đức này đều không thể nghĩ bàn, tức là dứt hết ba độc dâm nộ si, thành tựu trí đức của tam minh. Lấy tâm như vậy mà trì danh hiệu Phật. Đây là tâm tiêu chuẩn của người niệm Phật, tâm tiêu chuẩn chính là tâm thanh tịnh.

Cho nên cổ đức tu pháp môn này muôn người tu muôn người đi. Chúng ta ngày nay niệm Phật, một vạn người niệm Phật chỉ vài người thực sự vãng sanh mà thôi. Nguyên nhân là gì? Chúng ta đã dùng sai tâm, chúng ta không phải dùng tâm thanh tịnh, cho nên người niệm Phật được vãng sanh, chính là trong đời quá khứ túc căn sâu dày, nội tình của họ rất sâu, nương việc này vãng sanh. Hiểu được đạo lí này hiểu rõ chân tướng sự thật, trong cuộc sống hằng ngày chúng ta sẽ biết được cái gì quan trọng nhất, tâm thanh tịnh quan trọng nhất. Nên dùng tâm thanh tịnh qua ngày tháng, nên dùng tâm thanh tịnh làm việc, dùng tâm thanh tịnh đối nhân xử thế, dùng tâm thanh tịnh niệm Phật. Trong mọi lúc mọi nơi mọi cảnh duyên, biết dùng tâm thanh tịnh. Chúng ta đời này cầu vãng sanh chắc chắn được vãng sanh. Nếu như không phải tâm thanh tịnh, trong đời quá khứ lại không có thiện căn phước đức sâu dày, nương vào đời này thật không dễ gì thành tựu. Vì vậy đời này niệm Phật điều không phải tâm thanh tịnh, công phu niệm Phật đã bị phá hoại, đã bị kiết sử phiền não phá hoại. Ở đây câu này dứt hết tham sân si mạn nghi. Chúng ta thêm vào hai chữ năm độc, như vậy mới có thể thành tựu tam minh lục thông. Nên dùng tâm như vậy để niệm Phật. “Niệm Phật như vậy, công đức khó nghĩ”. Vì sao vậy? Cảm ứng. Cổ đức bảo với chúng ta một niệm tương ưng một niệm Phật, tâm thanh tịnh niệm Phật thì tương ưng, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật. Lấy đó làm nhân thì lúc lâm chung chánh niệm bày ra chắc được vãng sanh. Nhưng đây là mười niệm của Bồ Tát.

/ 600