528

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 354

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 31.03.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện _Úc Châu

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đaị Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 415 hàng thứ ba đếm từ dưới lên.

“Giả sử thập phương chúng sanh tất thành Duyên Giác. Nhất nhất Duyên Giác, thọ vạn ức tuế, thần thông giai như đại Mục Kiền Kiên. Tận kỳ thọ mạng, kiệt kỳ trí lực, tất cộng thôi toán, bỉ Phật hội trung. Thanh văn chi số, thiên vạn phân trung, bất cập nhất phân”. Đoạn này Hoàng Niệm Tổ chú giải nói “Hữu minh Thanh Văn vô số”. Ở đây chúng ta cần phải hiểu. Không phải toàn bộ nhân số vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc, chỉ có Thanh văn vãng sanh, cũng chính là tiểu thừa vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, họ sanh vào cõi phương tiện hữu dư. Người tin tưởng cõi phàm thánh đồng cư rất nhiều, nhưng không nói, chỉ nói đến cõi phương tiện.

“Mục Liên thần thông đệ nhất, giả linh thập phương chúng sanh, đồng cụ Mục Liên chi thần thông”. Đây chính là nói có thần thông của ngài Mục Kiền Liên, có trí tuệ của Mục Kiền Liên. Chúng ta một đời dùng hết trí lực của mình, mọi người cùng nhau suy đoán, Thanh Văn ở thế giới Cực Lạc, nghĩa là người vãng sanh này có bao nhiêu? Bên dưới dùng một chữ số để hiển thị, “thiên vạn phân trung bất cập nhất phần”. Đây là nói mười phương chúng sanh, không phải nói thế giới Cực Lạc, mười phương chúng sanh đều giống như ngài Mục Kiền Liên vậy, chẳng những như thế mà thọ mạng của mỗi người là vạn ức tuổi. Đây là giả thiết, để họ suy đoán xem có thể biết được nhân số Thanh Văn vãng sanh thế giới Cực Lạc hay chăng? Không cách nào tính toán được. Một trên một ngàn vạn phần họ cũng không đạt được.

Từ đó cho thấy, số lượng này rất nhiều. Đây mới nói đến chúng Thanh Văn thôi, còn chúng thiên nhân, chúng Bồ Tát nữa, như vậy mà không đông sao? Vì sao ngài không nói đến những vị khác mà đưa ra chúng Thanh Văn? Thanh Văn vãng sanh ít _ tiểu thừa. Chúng ta ở thế gian này có thể nhìn thấy được tiểu thừa rất cố chấp, nói với họ, họ sẽ không tin, cho nên vãng sanh ít. Thiểu số đã là như vậy, thì đa số có thể tính được sao? Bên dưới dùng ví dụ để chứng minh. “Thí như đại hải, thâm quảng vô biên”. Đây là đại hải. “Thiết thủ nhất mao”. Giả thiết chúng ta dùng một sợi lông, dùng một sợi lông, mà còn phải đem nó phân ra trăm phần, nhỏ như vi trần. Đem sợi lông này cắt làm 100 phần, là một phần trăm. Rồi tiếp tục đem nó nghiền ra thành vi trần.

Lấy một vi trần, nhỏ lên trên vi trần đó giọt nước biển. Tôi nghĩ rằng giọt nước biển này, chỉ sợ mắt thịt chúng ta không nhìn thấy, thấm một giọt nước. Nước ở chỗ vi trần trần này, còn nhiều hơn cả nước biển. Hai bên, nước ở vi trần và nước trong biển lớn bên nào nhiều? Chúng ta đều có thể biết. “A Nan, bỉ Mục Kiền Liên đẳng, sở tri số giả, như mao trần thuỷ, sở vị tri giả, như đại hải thuỷ”. Trong chú giải Hoàng Niệm Tổ nói. “Nhất mao, ngôn kỳ diệu tiểu dã, cánh phân vi bách phân, tắc cánh tiểu dã. Như vi trần, tắc cực tiểu dã”. Trong Phật pháp vi trần mắt thịt chúng ta không nhìn thấy được. Thiên nhãn A la hán có thể nhìn thấy, có thể nhìn thấy vi trần. Mắt thịt chúng ta không nhìn thấy, vì nó cực kỳ nhỏ.

“Dĩ thử mao trần sở chiêm đắc chi thuỷ, dụ sở tri chi số”. Chúng sanh trong mười phương thần thông trí huệ đều giống như ngài Mục Kiền Liên, họ có thể biết được như nước nơi vi trần, còn chỗ không biết được như nước trong biển cả. Đây là ví dụ thánh chúng ở thế giới Cực Lạc, số đó vô lượng. Chúng ta xem tiếp đoạn cuối.

“Bỉ Phật thọ lượng”, thọ lượng của Phật A Di Đà. “Cập chư Bồ Tát, Thanh Văn, thiên nhân thọ lượng diệc nhĩ”. Vừa rồi đưa ra ví dụ chỉ nói đến hàng Thanh Văn, không nói đến Bồ Tát cũng không nói đến thiên nhân. Bồ Tát và thiên nhân vãng sanh nhiều nhất, Thanh Văn vãng sanh ít nhất. “Phi dĩ toán kế thí dụ chi sở năng tri”. Không có cách nào để tính, cũng không có cách nào để ví dụ. Ở đây nói đến số người ở thế giới cực lạc đông như thế. Cư dân trên địa cầu này, chỉ có 65 ức, như vậy mà tính làm gì? Quá ít. Họ như thành phố lớn, còn ở đây như thôn quê. Trên địa cầu không phải giống như thôn quê sao, không thể so sánh!