Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 321
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 13.03.2011
Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện Úc Châu
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô lượng Thọ kinh Giải”, trang 377. Chúng ta bắt đầu xem trong kinh văn. Trang 377, chúng ta đọc kinh văn qua một lượt.
“Phật thuyết A Di Đà Phật vi Bồ Tát, cầu đắc thị nguyện thời, A xà vương tử dữ ngũ bách đại trưỡng giả, văn chi giai đại hoan hỷ, các trì nhất kim hoa cái, câu đáo Phật tiền tác lễ, dĩ hoa cái thượng Phật dĩ, khước toạ nhất miên thính kinh, tâm trung nguyện ngôn, linh ngã đẳng tác Phật thời giai như A Di Đà Phật”.
Câu kinh văn này là Đức Phật nói Phật A Di Đà, khi ở nhân địa làm Bồ tát, phát nguyện kiến lập thế giới Cực Lạc, làm nơi để tiếp dẫn chúng sanh tu hành trong lục đạo, vào trong quốc độ của mười phương nhất thiết chư Phật. Điều này ở trước đã nói qua. A Xà vương tử và đồng bạn của anh ta, năm trăm đại trưởng giả là đồng bạn của anh ta, đều tham gia lần pháp hội này, ở trong pháp hội nghe kinh. Nghe được tin tức này vô cùng hoan hỷ. Cho nên trước là cúng Phật, sau khi cúng Phật không nói gì, trong tâm đều có cách nghĩ này. Tương lai khi tôi làm Phật, cũng muốn giống như Phật A Di Đà vậy, sanh khởi ý niệm này. Ý niệm vừa mới động, Đức Phật liền biết ngay.
Chúng ta xem trước đoạn chú giải này. “Thử vương tử dữ ngũ bách trưởng giả chánh thị hiện tại dữ đương lai”. Đương lai là tương lai. “Nhất thiết hàm linh chi điển phạm”, điển hình mô phạm. Hay nói cách khác, chúng ta cũng nên giống A Xà vương tử vậy, nhưng có hay không? Kinh giảng đến chỗ này, rất nhiều bạn đồng học đều nghe. Trong tâm có phát nguyện hay không, tương lai tôi thành Phật cũng giống như Phật A Di Đà vậy. Như vậy chúng ta mới không uổng công nghe, chúng ta đã thật sự đã nghe. Nghe rồi mới có phản ứng như vậy. Không có phản ứng này, tức là nghe chưa hiểu. Cũng chính là nói, nghe lâu như vậy, vẫn còn không dám nhận, không dám trực tiếp thừa nhận, tôi muốn giống như Phật. Như vậy có xem là nói khoác chăng? Không phải. Vì sao? Đức Phật trong kinh đại thừa, quý vị nói ngài giảng bao nhiêu lần tất cả chúng sanh vốn là Phật. Chúng ta vốn là Phật, muốn giống như Phật A Di Đà vậy. Sự việc này là bổn phận của ta, nên không khuếch trương chút nào.
Đối nhân xử thế tiếp vật phải khiêm tốn, nhưng chỗ này không thể khiêm tốn. Ái chà, giống Phật A Di Đà, làm sao tôi dám nhận. Không thể khiêm tốn, ở dây mà khiêm tốn là sai, nhất định là phải giống A Di Đà Phật. Chúng ta bây giờ là phàm phu, nhất phẩm phiền não chưa đoạn, cũng không có phước báo. Cá nhân tôi học Phật A Di Đà, học để được như ngài. Chúng ta sẽ có thể cảm động cả gia đình mình, như vậy gia đình của ta chính là đạo tràng. Một gia đình là tấm gương tốt cho mỗi gia đình trong xã hội. Như vậy không phải chúng ta đang hoằng pháp lợi sanh sao? Như vậy là chúng ta đang thật sự tu tịnh độ.
Các bậc cổ thánh tiên hiền dạy “kiến hiền tư tề”, hiền là thánh hiền nhân. Phật A Di Đà là trong số thánh hiền đó, là một bậc thánh hiền viên mãn nhất. Chúng ta nhìn thấy và cũng nghe thấy, nên cần phải học tập ngài. Chúng ta có thể phát tâm này, có thể phát nguyện này. Không những Phật A Di Đà hoan hỷ, mà chư Phật đều hoan hỷ. Chư Phật Bồ Tát ứng hoá tại thế gian, vì tất cả chúng sanh mà thị hiện vô lượng. Vì sao? Các ngài có mục tiêu gì, có dự định gì? Điều này trong lòng ai cũng hiểu. Chư Phật Bồ Tát đối với cá nhân mà nói, họ đã hoàn toàn buông bỏ. Họ không có mục đích, không có ý đồ. Chỉ có một kỳ vọng duy nhất, là hy vọng tất cả đều được thành Phật.
Ở trước đọc qua “nhất thiết giai thành Phật”. Nên chúng ta đang đi trên con đường thành Phật. Chư Phật Bồ Tát làm gì có chuyện không hoan hỷ! Thực sự người tin Phật không nhiều. Chúng ta thường nói người học Phật rất nhiều, nhưng người học Phật mà thật sự tin Phật thì không nhiều. Học Phật mà họ chưa hiểu. Phật là gì? Không biết. Cứ cho rằng, Phật là nặn bằng đất khắc bằng gỗ, thờ trên điện đường trong miếu, như vậy gọi là Phật.
Hay nói cách khác, đối với Phật không quen biết. Như vậy làm sao học Phật? Thật tin mới thật học. Nhập môn nên bắt đầu từ đâu? Từ kinh điển nhập môn. Kinh điển không phải để tụng, kinh điển là sách hướng dẫn. Nói rõ Phật là gì, làm sao học Phật, tại sao phải học Phật? Nói rõ những đạo lý này cho chúng ta, phương pháp, kinh nghiệm. Kinh điển nói những điều này. Hiện nay trong đạo Phật, cao tăng đại đức đều không giảng. Tôi được coi như là người rất may mắn, trong vô ý nghe được. Thật sự nghe được và hiểu nên muốn học, đến chư vị trưởng lão cầu xin họ dạy. Nếu thật muốn học, thì họ sẽ thật tâm dạy. Đây là Chương Gia đại Sư dạy tôi. Có rất nhiều người gặp ngài nhưng ngài không có nói những lời này.