/ 600
592

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 206

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 26.11.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hong Kong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải trang 251, hàng cuối cùng.

“Ngã tác Phật thời, quang minh vô lượng, phổ chiếu thập phương, tuyệt thắng chư Phật, thắng ư nhật nguyệt chi minh, thiên vạn ức bội”. Đây là nguyện thứ mười ba “quang minh vô lượng nguyện”, tiếp tục xem đoạn kinh văn dưới đây.

“Nhược hữu chúng sanh, kiến ngã quang minh, chiếu độc kỳ thân, mạc bất an lạc. Từ tâm tác thiện, lai sanh ngã quốc, nhược bất nhĩ giả, bất thủ chánh giác”. Đây là nguyện thứ 14 “xúc quang an lạc nguyện”. Chúng ta đọc chủ giải của Niệm Lão. “Hữu chương”, hai nguyện này hợp lại trong một chương, trong chương 24, 48 nguyện. Trong chương này đầy đủ hai nguyện. Thiên vạn ức bội trở lên là nguyện 30 quang minh vô lượng. Nhược hữu chúng sanh trở xuống là nguyện thứ 14 xúc quang an lạc. Nguyện thứ mười ba và nguyện thứ mười lăm thọ mạng vô lượng. Tịnh Ảnh gọi là nguyện nhiếp pháp thân. Dùng sự nhiếp pháp thân của ngài để thành tựu vậy. Tịnh Ảnh là pháp sư Huệ Viễn đời nhà Tùy. Sơ tổ Tịnh Tông thời Đông Tấn, Lô Sơn Huệ Viễn đại sư, y theo Kinh Vô Lượng Thọ kiến lập niệm Phật đường đầu tiên. Có 123 đồng tham đạo hữu chí đồng đạo hợp, cùng nhau tu pháp môn này, rất thành công. 123 người này, ai ai cũng thành tựu, thù thắng vô cùng. Tịnh Độ tông từ đây mà bắt đầu. Cho nên xưng là sơ tổ Tịnh Độ tông. Vị pháp sư đời nhà Tùy cũng tên Huệ Viễn, tên gọi hoàn toàn tương đồng. Cho nên trong lịch sử chúng ta gọi sư chùa Tịnh Ảnh, Tịnh Ảnh là tên ngôi chùa ngài ở. Pháp sư Huệ Viễn chùa Tịnh Ảnh xưng là tiểu Huệ Viễn. Tiểu Huệ Viễn có chú giải cho Kinh Vô Lượng Thọ. Bản mà sư chú giải là dùng bản của Khương Tăng Khải lưu thông ở Trung Quốc rất rộng rãi. Mọi người đọc Kinh Vô Lượng Thọ, đọc chú giải dường như đều xem bản của sư. Ở đây giới thiệu đơn giản một chút. Tức là Viễn công gọi là nguyện nhiếp pháp thân. Vì sao vậy? Bởi vì ngài nhiếp thân thành tựu.

Nguyện thứ mười ba Quang minh vô lượng. Nguyện thứ 15 là thọ mạng vô lượng. Cho nên thông thường người ta tôn xưng Phật A Di Đà là vô lượng quang Phật, vô lượng thọ Phật. Quang đại biểu cho trí tuệ, thọ đại biểu cho phước báo, phước huệ song tu tu đến viên mãn vậy là thành Phật rồi. A Di Đà Phật là đại biểu cho trí tuệ và phước báo đều đã viên mãn. Hiển thị pháp thân thành tựu viên mãn, trên tướng đã hiển thị rồi.

Pháp thân, trước đây chúng ta đã học qua. Chúng ta biết pháp thân không có tướng. Nó không phải là hiện tượng tinh thần, nó cũng không phải là hiện tượng vật chất, ngay cả hiện tượng tự nhiên cũng nói không được. Nhưng nó có thể sanh vạn pháp, trong nhà Phật gọi là pháp thân, trong triết học gọi là bản thể. Bản thể của vũ trụ vạn hữu. Nhưng trong triết học không nói rõ như trong Phật Pháp vậy. Đây là điều Phương Đông Mỹ tiên sinh gọi Phật Pháp Đại thừa là triết học cấp. Đương thời, lúc thầy giới thiệu điều này cho tôi nói: triết học kinh Phật là đỉnh cao nhất của triết học toàn thế giới. Thầy giới thiệu cho tôi như vậy. Hiện nay tôi biết, không những đỉnh cao nhất của triết học, nó còn là đỉnh cao nhất của khoa học. Nói về nguyên khởi của vũ trụ, khởi nguyên của vạn vật, nguyên khởi của sinh mệnh. Hiện tại các nhà khoa học nói, họ nghiên cứu có được kết luận, quan sát được kết quả, càng ngày càng gần với Đại thừa hơn, đặc biệt là lượng tử lực học thời cận đại. Trong Phật Pháp là gì? Chính là A lại da mà trong kinh Phật nói, họ nói lượng tử lực học, vô cùng vô cùng gần nhau.

Pháp thân, đối với một người tu hành, chứng đắc quả vị viên mãn cũng tức là quang minh và thọ mạng. Đây là pháp thân có hình tướng. Pháp thân kỳ thực không có hình tướng. Thân này chúng ta cũng gọi là pháp thân. Trong kinh giáo Đại thừa nói là phá một phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân. Gọi là pháp thân Bồ Tát cũng có thể gọi là Phật, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Pháp thân Bồ Tát chính là Phật.

“Chân Giải”, đây là một vị pháp sư thời cổ đại Nhật bản, cũng là một vị đại đức của Tịnh Tông. Ông có chú giải đối với Kinh Vô Lượng Thọ, tên của chú giải này là Chân Giải. Hai nguyện này, cũng là nói nguyện thứ 13 và 15, cùng một ý nghĩa với đại sư Tịnh Ảnh đã nói, là đức của chân báo thân. Lại nói hai nguyện quang thọ vô lượng này là gốc của phương tiện pháp thân đại bi. Đích thực trong giáo lý Đại thừa xưng là báo thân. Phương tiện pháp thân, pháp thân có hình tướng. Pháp thân và thân tướng khác có điều gì khác nhau? Điều khác nhau là tất cả hình tướng, bất luận là hiện tượng vật chất hay là hiện tượng tinh thần đều có sanh diệt, có sanh có diệt. Hiện tượng vật chất thứ này sanh diệt, mỗi người chúng ta đều rất rõ ràng. Thân thể của chúng ta đây là vật chất, trong vật chất có tinh thần. Vật chất có sanh diệt, tinh thần không có sanh diệt. Nhục thể không còn nữa, tinh thần vẫn còn. Thông thường chúng ta gọi là linh hồn, nó tồn tại! Trong quyển sách này viết Khải Tát Quân Đoàn Đông Chinh Trung Quốc Chi Mê, đây là sự việc gần đây nhất. Viết những gì? Quí vị xem xem 2100 năm trước, thời đại của đế quốc La mã, Đại đế Khải tát phái một quân đoàn đến hơn 100.000 người xâm lược Trung Quốc. Sự việc này không thành công, bởi vì hành quân đường dài, thời đó chưa có phương tiện giao thông, nhánh quân đoàn này của họ, hai phần ba là kỵ binh, một phần ba là bộ binh. Kỵ binh phải chăm sóc cho bộ binh. Cho nên không thể đi nhanh quá. Từ La mã đến Trung Quốc, quí vị nghĩ xem đến biên cương của Trung Quốc tức là Tân Cương ngày nay, đi một năm hai tháng, chúng ta nhẩm tính có lẽ cũng chết không ít người rồi. Đương thời quân đội của đế quốc La mã xưng bá ở châu Âu, là một quân đội lớn mạnh nhất như vậy, nhưng trong binh pháp của Trung Quốc nói “kiêu binh tất bại”, họ kiêu ngạo, rất coi thường Trung Quốc, cho rằng người Trung Quốc dáng người nhỏ, thể lực và các mặt khác đều không bằng họ, cho nên ở Tân Cương đánh nhau với Trung Quốc, không ngờ người Trung Quốc biết bố trận, dùng phương trận, dùng bố trận, khi đánh nhau trận này họ đã chết hơn 9000 người. Chí khí binh sĩ bị giảm sút trầm trọng. Muốn chinh phục Trung Quốc là việc không dễ dàng. Quí vị xem đánh một trận mà đã chết hơn 9000 người, đằng sau lại không có binh lính bổ sung. Cho nên họ vừa tiến vào vừa đánh, cũng có thắng cũng có bại. Đến vùng hành lang của Hà tây chỉ còn lại mấy ngàn người. Họ hoàn toàn thất vọng đối với việc chinh phục Trung Quốc. Trở về cũng về không được đường sá xa xôi đến vậy, sau đó toàn bộ quân đoàn bị đánh úp, cuối cùng chỉ mấy trăm người họ đã tự sát. Cũng không dễ dàng gì. Hán triều chiêu an đối với họ để cho họ đầu hàng, họ không chịu đầu hàng, toàn bộ đều chết tại tỉnh Cam Túc ngày nay. Quí vị xem 2100 năm trước chết tại nơi đó, hiện tại linh hồn vẫn rất mạnh mẽ, đem những câu chuyện năm xưa đều nói ra hết, nên viết thành quyển sách này. Làm sao mà nói ra? Họ nhập vào một người phụ nữ địa phương. Người phụ này không có trình độ văn hóa, không biết chữ, chưa từng đi học, nói toàn tiếng Italy, người ta cũng nghe không hiểu, nhưng bà ấy có phiên dịch. Tìm một giáo sư trường ngoại ngữ đến, giáo sư dạy tiếng Italy, họ mời hai vị giáo sư đến nơi bà ấy để phỏng vấn, là thật không phải là giả. Thế là đem câu chuyện này viết thành sách. Chúng ta nhìn thấy sách này đều nghĩ đến việc, quí vị xem nhục thể chết 2100 năm rồi, linh hồn hiện tại vẫn còn đang làm điều mờ ám, rất mạnh mẽ. Điều này chứng tỏ con người không chết, sau khi chết mới biết là một việc như vậy. Linh hồn của họ sinh sống vô cùng vất vả, trở về cũng không về được, biên giới quan trọng có thần hộ pháp, không cho phép họ rời đi. Rất hiếm có, họ nói họ gặp được một vị Bồ Tát, vị Bồ Tát này có thể là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, giúp đỡ họ, cứu tế cho họ. Bồ Tát nói một câu nói rất có ý nghĩa. Tôi xem rồi cảm thấy rất có lý. Bồ Tát nói với họ: Trung Quốc không phải là nơi của quí vị, quí vị đến để làm gì? Câu nói này chứng tỏ việc gì? Ngay cả đánh nhau xâm chiếm đến những mảnh đất này, đều là số mệnh của họ đã có như vậy. Trong mệnh quí vị không có, nơi không phải là của quí vị, quí vị có dùng quân sự mạnh cũng không đoạt được. Cho nên chúng ta liền nghĩ đến, ngày xưa đánh nhau với Nhật bản đánh tám năm, người Nhật bản đáng tiếc là không nghe đến câu nói này, Trung Quốc không phải cửa Nhật bản, đánh tám năm rồi cũng phải đầu hàng, “cho đến miếng ăn miếng uống không có gì không do tiền định”. Đây là điều không sai lệch tí nào.

/ 600