/ 600
436

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

淨土大經解演義

Tập 168

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 16.10.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 196, hàng thứ sáu từ dưới đếm lên, từ câu “Thượng minh Như Lai chi ngữ mật”, bắt đầu xem từ câu này.

Dưới đây nói: “Hựu năng hiện nhất diệu sắc thân, phổ sử chúng sanh tùy loại kiến”. Niệm Lão nói cho chúng ta biết, trước đây nói ngữ mật của Như Lai, ngôn ngữ mật chính là hai câu kệ trước đây:

“Thế Tôn năng diễn nhất âm thanh,

Hữu tình các các tùy loại giải”.

Đây là thuộc về ngữ mật. Hai câu sau này đây là thân mật.

“Hựu năng hiện nhất diệu sắc thân,

Phổ sử chúng sanh tùy loại kiến”.

Hai câu này hiển thị thân mật của Thế Tôn, có thể hiện sắc thân vi diệu. Rộng khiến cho các loài chúng sanh mỗi mỗi tùy phẩm loại của mình mà được thấy Phật. Bồ Tát minh tâm kiến tánh đều có năng lực này, chỉ cần thực sự có thể buông bỏ khởi tâm động niệm, câu nói này chúng ta nghe ra dường như là hiểu được, trên thực tế là hiểu mà không hiểu. Không những chư vị nghe là dường như hiểu mà không hiểu, tôi ở đây nói với mọi người, tôi cũng là dường như hiểu mà không hiểu. Vì sao vậy? Vì chưa vào được cảnh giới đó. Quí vị làm sao biết được chân tướng sự thật? Nhất định phải buông bỏ. Khởi tâm động niệm chúng ta có biết bản thân khởi tâm động niệm? Chắc chắn không biết, chúng ta khởi tâm động niệm bản thân biết được, đó là niệm rất thô. Không phải là thứ mà Phật nói ở trong kinh. Phật nói ở trong kinh khởi tâm động niệm là niệm cực kỳ vi tế. Ý niệm đó là căn bản vô minh. Chúng ta làm sao mà không biết được? Phật ở trong kinh nói với chúng ta Địa thượng Bồ Tát mới biết được. Chúng ta tin tưởng. Hiện tại chúng ta cũng hiểu rõ rồi. Chúng ta thực sự không biết. Cũng giống như Bồ Tát Di Lặc đối thoại với Thế Tôn. Quí vị xem lời Thế Tôn hỏi, Ngài nói: “tâm hữu sở niệm”, lời này chính là nói chúng ta có thể lý giải được, chúng ta có thể lãnh hội được, trong tâm chúng ta khởi một ý niệm, trong ý niệm này có mấy niệm, mấy tướng, mấy thức vậy? Phật hỏi câu hỏi này. Trong một niệm này, có mấy niệm? có mấy tướng? có mấy thức? Bồ Tát Di Lặc trả lời, kỳ thực Phật Bồ Tát một vị hỏi một vị đáp như vậy là nói cho chúng ta nghe, là ở đó khuyên dạy chúng ta, làm cho chúng ta hiểu rõ chân tướng sự thật. Bồ Tát Di Lặc nói “một khảy móng tay”, thời gian này rất ngắn, một khảy móng tay có bao nhiêu niệm? “32 ức trăm ngàn niệm”, vậy dùng cách nói của người Trung Quốc, một khảy móng tay bao nhiêu niệm? 320 triệu, đơn vị là triệu. Hiện tại chúng ta đều nói là giây, dùng giây để làm đơn vị tính thời gian. Một giây chúng ta có thể khảy được mấy lần? Cách khảy của tôi có thể khảy được bốn lần. Tôi tin rằng có người khảy nhanh hơn tôi, có người nhất định có thể khảy đến năm lần, nếu như khảy năm lần, dùng họ làm tiêu chuẩn, một giây có bao nhiêu niệm? một ngàn sáu trăm triệu, chúng ta làm sao biết được? Một giây một ngàn sáu trăm triệu niệm. “Niệm niệm thành hình”, hình chính là hiện tượng vật chất. “Hình đều có thức”, thức chính là hiện tượng tinh thần, hợp lại chính là năm uẩn. Hình chính là sắc uẩn, thức chính là thọ tưởng hành thức. Quí vị xem một niệm như vậy, một giây đồng hồ bao nhiêu niệm? Một ngàn sáu trăm triệu đó gọi là một niệm. Chúng ta làm sao có thể lãnh hội được? Phật nói rõ ràng như vậy, chúng ta vẫn không thể hội được. Vì sao vậy? Vì tâm thô quá, tâm ý sơ suất. Chúng ta làm sao mà có thể lãnh hội được. Trong một động niệm có nhiều thứ như vậy ở trong đó. Thật sự mà nói, ngày nay các nhà lượng tử học họ đã nói ra được rồi. Quí vị xem họ nói và Bồ Tát Di Lặc nói có giống nhau hay không? Niệm niệm thành hình. Điều này không phải là tích lũy của ý niệm sao? Trong một giây chúng ta có thể nhìn thấy, hiện tượng này có thể nhìn thấy được, hiện tượng vật chất hiện tượng tinh thần đều có thể nhìn thấy được. Nhưng trong một giây có bao nhiêu ý niệm? Có một ngàn sáu trăm triệu niệm tích lũy ở nơi đó. Cho nên vật chất và hiện tượng tinh thần đều không phải là thật. Các nhà khoa học này nói với chúng ta thứ gì mới là thật? Ý niệm là thật. Tức là trong một giây một ngàn sáu trăm triệu, nhiều ý niệm tích lũy như vậy mới có một hiện tượng vật chất, có một hiện tượng tinh thần được quí vị phát hiện, trong cảm quan của quí vị là vật chất hay là tinh thần, là một hiện tượng như vậy. Kỳ thật thì sao? Kỳ thật không có. Nói chân thật trong Kinh Bát Nhã Phật nói: “phàm có hình tướng đều là hư vọng”, quí vị cũng nghĩ đến tướng của mỗi niệm đó, quí vị không có cách gì, Phật cảm thấy đó là hư vọng. Thời gian nó tồn tại ngắn quá, một phần một ngàn sáu trăm triệu của một giây. Đó là thời gian nó tồn tại, ngắn quá, không có cách nào phát hiện được.

/ 600