/ 600
1.100

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 70

Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày: 27 tháng 06 năm 2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội- HongKong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Mời xem “ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải” trang 60 hàng thứ 3. Nhưng chúng ta cần phải học tiếp “ Huyền môn vô ngại thập nhân”, vì còn 2 điều nữa. Bây giờ chúng ta xem điều thứ 9

9- THÂM ĐỊNH DỤNG

Thâm định dụng giả, vị nhập thậm thâm đại định, nhi khởi diệu dụng dã, cái dĩ hải ấn đẳng chư tam muội lực, linh nhất thiết pháp, bĩnh nhiên tề hiện, vô ngại viên dung”, chúng ta xem đến đoạn này.

“Thâm định” chính là thanh tịnh bình đẳng tâm, là chân tâm. Khi Ngài Huệ Năng khai ngộ, Ngài đem Tự tánh chính là Chân tánh mà ngài ngộ được và dùng 5 câu để miêu tả, cái hình dáng của Chân tánh này. Trong đó câu thứ tư nói: Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động. Ngài đã nhìn thấy chân tâm, tự tánh chính là chân tâm, chân tâm không bao giờ bị dao động, như như bất động. Do đây mà biết, Ý niệm của ta không phải là chân tâm. Quý vị hãy quan sát ý niệm, niệm trước diệt đi thì niệm sau liền sanh khởi, nó vĩnh viễn không gián đoạn. Gián đoạn là tốt, cắt đứt là tốt. Nhưng nó không đoạn, phiền phức chính là nó không đoạn. Nó không đoạn được thì phiền phức ở chỗ nào? Không đoạn được chính là luân hồi lục đạo. Khi đã đoạn được thì lục đạo luân hồi tự nhiên cũng không còn nữa. Từ đó cho thấy, trong tự tánh chân tâm không có lục đạo. Chẳng những không có lục đạo, mà đến mười pháp giới cũng không có.

Ở trên nói Mười pháp giới, Lục đạo tức là nói đến Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật. Đến Phật cũng không có, đây mới là chân thật. Cho nên mười pháp giới đều là duyên khởi, đều là nhân duyên sanh pháp, toàn là vọng tâm, toàn là hư vọng. Trong kinh Kim Cang Phật dạy rằng: “ phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”.

Vì vậy học Phật thực tế mà nói, không chỉ Phật pháp mà thế xuất thế gian, bất cứ pháp nào, quý vị cũng cần phải hiểu một cánh rõ ràng minh bạch, nghĩa là cần phải định tâm. Cho nên tu định trong thời cổ Ấn Độ, Tôn giáo tu định, học thuật cũng tu định, nên thành tựu của họ mới thù thắng như vậy. Nếu không tu định, thì sự thành tựu đó chỉ có giới hạn mà thôi. Giống như Triết học và Khoa học cận đại vậy, vì họ không tu định, nên dù phát minh ra rất nhiều thứ. Trong này có thể nói là Toán học đã cung cấp một cống hiến lớn lao. Trong toán học phát hiện ra nguyên lý, khả năng tánh, sau đó lại dùng cơ giới tinh vi đi cầu chứng tìm tòi. Dùng phương pháp này cũng phát hiện không ít. Nhưng những phương pháp này trong kinh điển Đức Phật dạy là nó có giới hạn. Họ có thể hiểu được vũ trụ, hồng quan thế giới cũng hiểu được vũ trụ, vi quan thế giới có thể hiểu được vi trần. Nhưng hiện tượng trong vi trần, họ không thể nào hiểu được, không biết được. Ngoài hồng quan thế giới ra họ cũng không hiểu được gì.

Ngoài ra đó chính là tự tánh, cho nên họ có thể duyên. Tức là đối với bên ngoài có thể duyên hư không pháp giới, còn bên trong thì duyên A lại da thức, mà không duyên được tự tánh. Tự tánh nhất định cần định công, bắt buộc phải buông bỏ tất cả mọi ý niệm, thì chân tướng lập tức hiện tiền. Nó là chân thực cho nên không cần tìm kiếm, ta tự nhiên mà hiểu rõ. Trong phật pháp thường nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, quý vị nhất định phải biết. Pháp là phương pháp, môn là con đường vào cửa. Có rất nhiều phương pháp để minh tâm kiến tánh, chứ không phải một. Con đường để vào cửa rất nhiều, nhiều đến mức độ nào? Điều này chúng ta không cách nào tính lường được.

Tám vạn bốn ngàn pháp môn chỉ là cách nói quy nạp trong khi Đức Thế Tôn thuyết pháp mà thôi, còn trên thực tế thì vô lượng. Vô lượng từ đâu có? Vô lượng từ vọng niệm của A lại da mà có. Tức là nói khi khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước vô lượng vô biên mà có. Đức Phật nói câu này, dần dần chúng ta có thể lãnh hội được.

Vô lượng vô biên tạp niệm, bây giờ trong khoa học nói tần suất dao động, tần suất vô lượng vô biên. Bất cứ tần số nào, chỉ cần quí vị bất động tức là kiến tánh. Còn khi ta chấn động, dù chỉ một cái động vô cùng vi tế hay là vô cùng nhanh chóng, đều không được. Quí vị nhìn thấy hiện tượng này là hiện tượng dao động, giống như ta đang nhìn nước biển vậy. Những gì ta nhìn thấy là sóng biển cuồn cuộn, nhưng thật ra những đợt sóng đó chính là nước biển. Vậy đem nước biển so sánh với tự tánh và đem sóng biển so sánh với A lại da thì thích hợp vô cùng. Thật vậy nó là một không phải hai. A lại da nương vào tự tánh mà sanh khởi, cũng như sóng nương vào nước mà sanh khởi vậy. Khi nào mới có thể nhìn thấy biển lặng? Khi sóng không còn thì tự nhiên biển lặng, chính là đạo lý này vậy. Cho nên không học định là không được.

/ 600