/ 600
848

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 69

Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày: 26 tháng 06 năm 2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội- HongKong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải”. Hôm nay chúng ta tiếp tục học “Huyền môn vô ngại thập nhân” điều thứ tư.

4- PHÁP TÁNH DUNG THÔNG

Vị pháp giới chi tánh, viên dung thông đạt vô ngại, nhiên nhất thiết sự pháp, y tánh kiến lập, bất dị chân tánh. Tánh ký dung thông, sự diệc như chi, cố nhất nhất vi trần, các hàm pháp giới.

Đoạn này nói rõ về chân tướng sự thật, của thảy pháp tướng trong thế xuất thế gian. Pháp tướng này chính là hiện tượng, nó rất nhiều, vô lượng vô biên, vô tận vô số. Nhưng nếu đem nó phân thành ba loại lớn, thì sẽ bao quát tất cả, đều bao hàm rồi.

Ba loại lớn:

Loại thứ nhất là hiện tượng tinh thần, đây là pháp tướng.

Loại thứ hai là hiện tượng vật chất.

Loại thứ ba là hiện tượng tự nhiên.

Ba loại lớn này bao quát thết tất cả. Cũng bao quát cả bất đồng không gian duy thứ. Đây là thuộc hiện tượng tự nhiên.

Pháp tánh và pháp tướng là một. Pháp tánh là thể, pháp tướng là hiện tượng. Hiện tượng từ đâu sanh ra? Là nương vào thể mà sanh ra. Thể đã là viên dung thông đạt vô ngại, vậy trên sự tướng có còn chướng ngại chăng? Trên lý luận mà nói thì không có chướng ngại. Nhưng khi ta quan sát những sự tướng trước mắt, thì nó thật có sự chướng ngại. Chướng ngại từ đâu đến? Chướng ngại này là thật hay giả? Đức Phật nói không có chướng ngại. Chướng ngại mà chúng sanh thường cảm nhận này nó không có thật, từ vọng tưởng phân biệt chấp trước mà sanh ra. Nói cách khác là chính mình làm chướng ngại mình, trên thực tế tất cả sự vật thật sự không có chướng ngại, nên ta phải nói là không có chướng ngại.

Trong phòng này của chúng ta, vì sao ta không nhìn thấy được phòng bên cạnh? Đây không phải là chướng ngại rồi sao? Tại sao khi có một bức tường chắn lại thì ta không đi qua được, đây không phải là chướng ngại sao? Không sai, con người chúng ta có chấp trước nó sẽ tạo thành chướng ngại. Quý vị xem chúng sanh của U minh Giới, chúng sanh của thiên đạo, họ đối với điều này không có chướng ngại, dù cách tường như vậy nhưng họ vẫn ra vào tự tại. Chướng ngại của nhân gian này không làm chướng ngại được họ. Nhưng trong U Minh giới, họ lại có chướng ngại của chính họ. Do đây mà biết, chướng ngại sanh ra từ phân biệt chấp trước. Nên con người khi không có phân biệt, không có chấp trước, còn có chướng ngại chăng? Quí vị nên biết lúc này không còn chướng ngại nữa, dù chỉ là tạm thời hay trong khoảng sát na. Khi trong tâm ta không có động niệm, sẽ thấy có kỳ tích xuất hiện. Một số người chúng ta nói kỳ tích xuất hiện, trên thực tế rất bình thường.

Chúng ta đọc bài tựa “Viên Giác Kinh Giảng Nghĩa” của Pháp Sư Viên Anh . Trong đời của Pháp Sư Viên Anh có hai thứ rất giá trị, hai thứ này là tác phẩm sau khi Ngài lớn tuổi, chứ không phải tác phẩm khi còn trẻ_ sau 70 tuổi. Một bộ là “Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa”. Một bộ nữa là “Viên Giác Kinh Giảng Nghĩa”. Bộ “Viên Giác Kinh Giảng Nghĩa” trong đoạn giảng nghĩa, ngài có kể câu chuyện. Đây là trong Tựa văn “Viên Giác Kinh Giảng Nghĩa” nói, quyết định không phải giả, Lão Hoà Thượng sẽ không bịa đặt sinh sự. Một hôm, Ngài ở trong phòng nơi thất của Phương Trượng. Đột nhiên nghĩ ra một việc và lập tức muốn đi làm. Sau khi từ chỗ ngồi đứng dậy Ngài đi ra. Sau khi đi ra đột nhiên nghĩ lại, cửa phòng của Ngài đang đóng hình như không mở, tại sao đi ra được? quay đầu nhìn lại, cửa thật sự đang đóng, đi lui lại nhưng bước không vào. Không có chướng ngại, cửa không có chướng ngại.

Trong một sát na thời gian đó, Ngài không nghĩ đến cửa đóng, Ngài không nghĩ đến cửa lập tức đã đi ra. Ý niệm thứ hai, ý niệm phân biệt chấp trước khởi dậy là không được, bước vào không được nữa. Đây chính là ý thức của con người phân biệt cái này là nhà, cái này là cửa lớn, còn cái này là cửa sổ. Ta cứ phân biệt như vậy, chấp trước như vậy, thì chướng ngại sẽ khởi tác dụng. U Minh Giới và Thiên đạo không có quan niệm này như chúng ta, nên họ đến đi tự tại.

Nhà của chính mình, chúng ta không có khái niệm này. Nhà của quỷ ở chúng ta bước ra bước vào, giống như họ bước vào nhà nhân gian của chúng ta vậy, không chướng ngại, vì ta không nghĩ đến nó có chướng ngại. Thật là người và Quỷ sống lẫn lộn, phòng nhà chồng lên nhau. Chướng ngại của họ họ qua không được. Chướng ngại của chúng ta ta qua không được. Chướng ngại của ta họ có thể qua được, chướng ngại của họ chúng ta cũng vô ngại. Điều này không phải đã nói rõ chướng ngại từ đâu đến rồi sao? Từ phân biệt chấp trước mà đến. Không có phân biệt chấp trước thì không có chướng ngại. Trong Phật Pháp gọi như vậy là thần túc thông. Trong kinh điển Đức Phật dạy, người như thế nào được chứng đắc? Tam quả La hán.

/ 600