/ 18
782

Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Quán Thế Âm Bồ Tát

Nhĩ Căn Viên Thông Chương

Tập 12

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Nguyên Tâm

 

  Xin mở kinh trang 152: “Thập tứ giả, thử tam thiên đại thiên thế giới, bách ức nhật nguyệt hiện trú thế gian, chư pháp vương tử, hữu lục thập nhị ức, hằng hà sa số, tu pháp thùy phạm, giáo hóa chúng sanh, tùy thuận chúng sanh, phương tiện trí tuệ, các các bất đồng”, bắt đầu từ đoạn này.

Đây là điều cuối cùng trong 14 điều vô úy, ở đây nói đến trì danh. Lần trước đã có giảng đến “cầu con trai được con trai, cầu con gái được con gái”, giảng đến điều này. Họ nghe tôi giảng đến trong Kinh Lăng Nghiêm nói, phàm là người cầu con mà có sở đắc, là con cái đều là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, tức là Quán Thế Âm Bồ Tát linh hóa ngàn vạn ức. Linh có thể phân chăng?

Mà các con trai con gái do Quan Âm hóa thân, tại thế gian thành tựu học đạo có những sai khác. Họ cũng có thất tình ngũ dục, tạo nghiệp cũng là điều khó tránh. Tức những người con đó sau khi qua đời có chứng đắc, người đắc quả A la hán, là quả vị A la hán ư? Hoặc cũng vượt qua cả Quan Âm bổn vị chăng? Có người chưa chứng đắc quả vị thì khó thoát ly luân hồi chăng? Hay là trả hết tất cả nghiệp rồi trở về với Quán Thế Âm Bồ Tát bổn vị? Quí vị hỏi những vấn đề này, chủ yếu là linh này có thể phân hay không, chủ yếu là hỏi về vấn đề này.

Lúc còn chưa khai ngộ thì có thần thức, chúng ta thông tục nói là linh hồn, chính là hiện tại thường gọi nó là vấn đề về linh. Vấn đề này trong mấy mươi năm lại đây, ở Trung Quốc, nước ngoài đều đang nhiệt tình thảo luận. Linh là thứ không thể phân chia, vì sao không thể phân? Bởi vì linh là từ trong mê chấp mà sản sanh ra, cho nên nó không thể phân. Bồ Tát kiến tánh trở lên, giống như Quán Thế Âm Bồ Tát là người đã thành Phật tái sanh, chúng ta hỏi ngài có linh chăng? Nói với chư vị rằng, ngài không có linh, cho nên Ngài mới có thể được đại tự tại. Bởi vì quí vị có linh hồn cho nên không tự tại, đạo lý này chính tại đây vậy.

Linh là có phạm vi, điều này trong Phật Pháp nói là thần thức, nó có phạm vi. Chúng ta nêu một ví dụ để nói, ví dụ này cũng là ví dụ mà trong kinh luận thường nói. Chân như bản tánh ví như biển lớn thanh tịnh, chấp trước của chúng ta cũng giống như bọt nước nổi lên trong biển lớn đó vậy. Bọt nước này ta gọi nó là A lại da thức, người mê hoặc điên đảo thì coi bọt nước này là biển lớn, coi nó thành toàn thể của biển lớn. Ý nghĩa này là ví dụ cho người mê, cho rằng A lại da thức là thân thể của chúng ta. Đạo lý chính là đây vậy. Vì thế phá mê khai ngộ, minh tâm kiến tánh, bọt nước này phá rồi, phá rồi hóa ra chính là biển lớn. Cho nên bọt nước trong biển lớn và biển đích thực là một không phải hai, người mê nhìn ra thành hai sự việc, người giác ngộ nhìn thấy chỉ là một sự việc, không một cũng là không khác.

Trong kinh thường nói: “Thiên giang hữu thủy thiên giang ánh”, hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát cũng giống như mặt trăng trên trời vậy, ứng hóa thân của Ngài cũng giống như mặt trăng ở trong nước. Vậy nếu chúng ta hỏi, xem mặt trăng này thành linh, nó có thể phân chăng? Thế gian này khắp nơi, nơi nào có nước thì trong đó đều có bóng mặt trăng. Phải chăng mặt trăng đó đã phân thành rất nhiều rất nhiều thân để đi vào trong nước?

Quí vị nghĩ nghĩ xem mặt trăng có phân chăng? Không phân. Quán Thế Âm Bồ Tát không chỉ là Ngài, ứng hóa thân của chư Phật Bồ Tát quí vị nói xem có phân chăng? Không phân. Không có phân thì họ làm sao có thể bản vị? Ngày nay mặt trăng này chúng ta bưng một thau nước rửa mặt, trong đó liền có mặt trăng tức có ảnh của mặt trăng trong đó. Chúng ta đem đổ nước đi ảnh mặt trăng không còn nữa, ảnh mặt trăng này phải chăng lại quay về với mặt trăng trên trời rồi? Quí vị có nhìn thấy nó trở về chăng? Nếu đổ nước vào lại, quí vị có nhìn thấy mặt trăng từ đâu đến rồi vào trong đó chăng, có nhìn thấy nó trở lại chăng? Không có hiện tượng này.

Chư Phật Bồ Tát ứng hóa thân, nói rằng ngàn trăm ức hóa thân chính là như vậy. Không những chư Phật Bồ Tát ngàn trăm ức hóa thân như vậy, bản thân chúng ta cũng có ngoại lệ gì đâu? Đạo lý này chư vị nên tỉ mỉ để tham cứu. Quí vị nêu ra những tri kiến này, đây đều là phân biệt chấp trước, đối với việc tu học của quí vị, đối với nhất tâm, khai ngộ của quí vị, đều có chướng ngại. Đây là điều bản thân chúng ta phải hiểu rõ. Bỏ đi phân biệt chấp trước tâm chúng ta được thanh tịnh, trong tâm thanh tịnh sản sanh trí tuệ. Trong trí tuệ quán chiếu mới hiểu được chân tướng sự thật.

/ 18