/ 18
1.525

Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Quán Thế Âm Bồ Tát

Nhĩ Căn Viên Thông Chương

Tập 5

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

 

Xin mở kinh ra, trang 146, hàng thứ hai. “Sở nhập ký tịch, động tĩnh nhị tướng, liễu nhiên bất sanh”, bắt đầu xem từ đây.

Câu thứ nhất ở trước nói: “Sơ ư văn trung, nhập lưu vọng sở”, chư vị nhất định phải hiểu rõ ràng chữ nhập và chữ sở này. Trong chương kinh văn này, câu này quan trọng nhất, ở trước đã phân biệt giải thích rõ ràng với quý vị, nhưng ý này rất sâu sắc, nhìn từ bên ngoài, lục trần, đây là cảnh giới bên ngoài, nó có tác dụng mê hoặc. Đã có mê hoặc nhất định có. Nếu tâm này bị ngoại cảnh mê hoặc, tâm chúng ta bôn ba bên ngoài, chạy ra bên ngoài. Giả như nhập vào pháp tánh, nhập nghĩa là quay đầu, trong nhà Phật thường nói: “quay đầu là bờ”, đây là quay đầu. Phản văn, là quay đầu, trong pháp thế gian là học vấn. Quý vị xem Mạnh tử nói: “Đạo của học vấn không gì khác, chỉ cầu mình yên tâm mà thôi”. Cầu mình yên tâm chính là nhập, nếu không cầu mình yên tâm, yên tâm này để ở bên ngoài, để trong lục trần, chuyển theo cảnh giới lục trần, tâm này là loạn tâm. Không bị cảnh giới chuyển, tâm này chính là nhất tâm, nhất tâm nghĩa là pháp tánh.

Trong Hoa Nghiêm Sớ Sao đại sư Thanh Lương nói, nhất chân pháp giới tức là nhất tâm, cho thấy pháp tánh chính là nhất tâm bất loạn. Vì sao người chứng nhập pháp tánh, tức là người chứng được nhất tâm bất loạn, tâm họ không bị cảnh giới bên ngoài làm lay động, nguyên nhân là gì? Đương nhiên chúng ta cũng rất hy vọng cầu được, nhưng không thể cầu được. Nguyên nhân không cầu được này là do đâu? Nguyên nhân là do chúng ta không thấu triệt tướng chân thật của cảnh giới bên ngoài, mà xem cảnh giới bên ngoài là thật, đây là nguyên nhân không thể chứng được. Nếu tâm định trong cảnh giới, đó là định miễn cưỡng, là dùng lý trí khống chế tình cảm không để nó động. Đây không phải là cách, chỉ là lấy đá đằn cỏ. Không những không thể giải quyết vấn đề, sự khống chế này sau khi đến một thời gian nhất định, nó sẽ bộc phát, không khống chế được. Điều này nói rõ, không thấu triệt chân tướng sự thật, mới sinh ra những tình trạng này.

Trong tất cả kinh luận đại thừa, Đức Phật nói rõ ràng cho chúng ta mọi chân tướng sự thật. Nói rõ, ngài đã nói rõ, chúng ta phải ngộ nhập vào cảnh giới này mới có lợi ích. Phật nói với chúng ta “vạn pháp giai không”, chúng ta đã không được điều gì? Không có vấn đề gì không cả. Đức Phật lại nói: “tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bào ảnh”. Chúng ta xem tất cả pháp hữu vi đều là chân thật. Mấy ai xem tất cả pháp hữu vi là mộng huyễn bào ảnh? Đây chính là không biết tướng chân thật của tất cả pháp, tự nhiên mê đắm trong cảnh giới.

Tu học phải có thiện xảo, như trước đây đại sư Quán Đảnh nói, người tu hành không có ý niệm khác, giữ một pháp duy nhất, sau đó thấy thật. Pháp này xem ra rất vụng về, không bắt mắt, thật ra có đạo lý. Thật sự áp dụng nó sẽ rất đắc lực, vì sao vậy? Vì đó là phương pháp huấn luyện nhất tâm.

Ngày nay chúng ta học Phật, sử dụng vô số phương pháp đều không phải tu nhất tâm. Không tu nhất tâm, hay nói cách khác là tăng trưởng phân biệt chấp trước. Tăng trưởng phân biệt chấp trước là phàm phu, không phải Phật Bồ Tát. Ngày nay chúng ta ở đây nghe kinh, tăng trưởng phân biệt chấp trước, đọc tụng kinh luận đại thừa cũng tăng trưởng phân biệt chấp trước. Ngày ngày tăng trưởng phân biệt chấp trước sao được! Vấn đề này rất lớn. Hay nói cách khác, chúng ta không biết chỗ tuyệt diệu của việc giữ một pháp. Xem bên ngoài, hiện nay Phật giáo rất hưng thịnh, khắp nơi đều có người giảng kinh thuyết pháp, có người dẫn chúng tu hành. Hình như rất thịnh, thật ra rất suy, nguyên nhân ở đâu? Đều do không đắc pháp, đều không thể giữ một pháp.

Chẳng hạn như đầu năm dân quốc, ở Đại lục có một đạo tràng đề xướng giữ một pháp, đó chính là Linh Nghiêm Sơn ở Tô Châu. Ở đó giữ một phương pháp niệm Phật, cho nên đạo tràng Linh Nghiêm Sơn Phật thất quanh năm, một năm 365 ngày, ngày nào cũng là Phật thất, đây gọi là đạo tràng Phật thất quanh năm. Trong đạo tràng chỉ có niệm Phật, không có kinh sám Phật sự, cũng không có giảng kinh, chỉ giữ một pháp, quả thật không ít người thành tựu.

Quý vị muốn hỏi, vì sao giữ một pháp có thể thành tựu? Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân của căn bệnh. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói về lục kết, chúng ta xem hai loại đầu tiên là động và tĩnh. Động tĩnh đều là trần, những gì nhĩ căn nghe, khi có âm thanh là động, không có âm thanh là tĩnh. Những gì đối với nhãn căn là sáng tối, thấy sáng là thấy, thấy tối vẫn là thấy. Nhĩ căn đối với âm thanh này có động có tĩnh, hai loại động tĩnh phân thành hai loại lớn. Tính chất của nó, đối với hàng phàm phu mà nói, gọi là niêm trạm phát tánh. Trạm là gì? Là tánh nghe trạm tịch, phải chăng nó đã dính mắc? Không phải.

/ 18