/ 374
627

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 222

Kinh văn: “Hoặc vi trưởng giả cư sĩ, hào tánh tôn quý. Hoặc vi sát lợi quốc vương, chuyển luân Thánh đế. Hoặc vi lục dục thiên chủ, nãi chí phạm vương”.

Hoặc vi trưởng giả cư sĩ, hào tánh tôn quý. Hoặc vi sát lợi quốc vương, chuyển luân Thánh đế. Hoặc vi lục dục thiên chủ, nãi chí phạm vương”. Đây là nói “cảm quả”. Phía trước nói tu nhân, tu nhân liền được quả báo. Do đây có thể biết, những hào môn quý tộc chúng ta đã xem thấy ở thế gian này đều là trong đời quá khứ tu tích nhân thiện, họ mới cảm được quả báo. Khi hưởng thụ quả báo, nếu như không biết tiếp tục tu nhân, quả báo hưởng hết rồi vẫn là phải đọa lạc. Do đó, Thánh Hiền của thế xuất thế gian đều chú trọng giáo dục ngày sau. Giáo dục ngày sau có thể bù đắp đời trước đã tu không đủ, cũng có thể phòng ngừa đời sau đọa lạc. Chúng ta nói đến giáo dục, giáo dục quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Giáo dục gia đình, giáo dục học đường, giáo dục xã hội, giáo dục tôn giáo. Ba loại phía trước là phước báo nhân gian, giáo dục tôn giáo giúp bạn nâng cao, từ cõi người nâng lên đến cõi trời.

Nhà Phật nói trời có 28 tầng, phân làm ba loại: Trời Dục Giới, Trời Sắc Giới, Trời Vô Sắc Giới. Giáo dục tôn giáo giúp bạn không ngừng hướng lên trên cao. Giáo dục của Phật giáo càng là không thể nghĩ bàn, đích thực là có thể giúp chúng ta đạt đến cứu cánh viên mãn. Phật pháp ở thế gian là thành tựu thế gian, quyết không nguy hại thế gian. Chỗ này nêu ra mấy thí dụ. Từ trong những thí dụ này, chúng ta có thể nêu một mà hiểu ba, biết được thế gian tất cả người được phước, được kiết lợi đều là có thiện căn, đều là có nghiệp thiện cảm ra quả báo thù thắng.

Thứ nhất nêu ra “Trưởng giả”. “Trưởng giả” vào thời Ấn Độ xưa tuổi tác lớn, có đức hạnh, có học vấn, có địa vị, có tiền tài, những điều kiện này thảy đều đầy đủ mới có thể gọi là trưởng giả. Trưởng giả là tôn xưng đối với một loại người. Trong “Pháp Hoa Huyền Tán chú giải” có mấy câu giải thích hàm nghĩa trong “trưởng giả”. Thứ nhất là “tâm bình tánh trực”, tâm bình đẳng. Tâm bình đẳng rất quan trọng. Phía sau nói tánh tình thẳng thắn, đây chính là nói chân thành, quyết không phải vì khuất phục đối người tiếp vật, mà là lấy chân thành đối người tiếp vật. “Ngữ thật hành đốn”, lời nói thành thật, lìa bốn loại lỗi của lời nói. Hành vi chắc thật. Họ cũng phải có tuổi tác tương đối, có tiền tài, có địa vị, có danh xưng (danh xưng này đạt được đại chúng xã hội tán thán). Đầy đủ những điều kiện này gọi là trưởng giả. Những quả báo này đều là trong đời quá khứ đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức thành tựu. Họ tu họ đạt được, không tu làm sao có thể đạt được?

Trong đời quá khứ chúng ta không có tu, việc này không cần khẩn trương. Hiện tại biết rồi, chăm chỉ nỗ lực mà tu, quả báo cũng có thể hiện tiền. Đương nhiên nghe pháp tu hành càng sớm càng tốt. Nếu như quá trễ, công đức bạn đã tu tích có thể ngay đời này không thể có được, phải đến đời sau cảm ứng mới có thể hiện tiền. Nếu như bạn nghe pháp học Phật trước ba mươi tuổi, bạn có thể chăm chỉ nỗ lực, bạn ngay đời này liền sẽ đạt được. Chúng ta nói nhân quả thông ba đời, “hiện báo” là ngay đời này tu, ngay đời này có thể đạt được hưởng thụ. Nếu như bốn mươi, năm mươi mới nghe pháp, mới bắt đầu tu, có thể quả báo ở đời sau, thế nhưng ở ngay trong đời này có “hoa báo”, cũng chính là cuối đời này của chúng ta, đời sống nhất định cũng có thể cải thiện, chắc chắn là có chỗ tốt, đời sau được quả báo.

Thứ hai là “Cư sĩ”. “Cư sĩ” thông thường ở Trung Quốc gọi chung người tu hành tại gia, tại gia học đạo chi sĩ. Trong “Pháp Hoa Huyền Tán Thập” cũng có hai câu nói, thêm vào giải thích đối với xưng hô này. Người có thể giữ đạo, có thể tự đắc kỳ lạc, có thể thanh tâm quả dục, tích công bồi đức, đây là trí tuệ gọi Cư sĩ, chứ không phải chỉ chú trọng ở trên hình thức, mà không có chân thật tu hành. Việc này chúng ta phải hiểu được. “Cư sĩ” cùng “Trưởng giả” cũng có chỗ tương đồng, cho nên nói Trưởng giả cũng gọi là Cư sĩ. Chúng ta gọi là “Đại cư sĩ”, gọi là “Lão cư sĩ”, ý nghĩa đó cũng gần giống với “Trưởng giả”. Trong xưng hô chúng ta thường gọi như vậy.

Phía sau nói “hào tánh tôn quý”. Bốn chữ này cũng là nói hai sự việc. “Hào tánh” là nói quý tộc. Ngày trước, thời đại đế vương, gia tộc có sức ảnh hưởng rất lớn đối với thân phận của một người. Giống như Thích Ca Mâu Ni Phật, gia tộc của Ngài là đế vương, thân phận của Ngài là vương tử, đây chính là xuất thân ở “hào tánh”. “Tôn quý” là chỉ người có địa vị rất cao trong xã hội, đây đều là chỉ người làm quan, quan cao tước hậu, họ có tước vị, có quan vị, đây gọi là tôn quý. Tôn quý, phía sau lại nêu ra mấy thí dụ, nêu lên là ngay trong tôn quý rất rõ ràng: “Sát lợi quốc vương”. “Sát lợi” là hào tánh, “quốc vương” là tôn quý. Ấn Độ xưa quan niệm giai cấp rất sâu, mãi đến hiện tại đều vẫn bị ảnh hưởng. Đây là loại thứ hai trong bốn giai cấp của Ấn Độ.

/ 374