PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 215
Các vị pháp sư, các vị đồng tu! Hai tuần lễ này do vì Úc châu có một số việc, cho nên tôi rời khỏi đạo tràng đến bên đó làm một số sự việc, đương nhiên cũng là có quan hệ mật thiết với hoằng pháp lợi sanh. Ngày mai tôi còn phải đến Cổ Tấn tham gia Phật thất. Phật thất này là cư sĩ Lý Kim Hữu phát khởi. Nghe nói Đài Loan có một đoàn, đại khái có sáu bảy mươi người tiếp nhận sự tiếp đãi của cư sĩ Lý, ở bên đó kiết thất niệm Phật, cho nên tôi cũng phải đi xem qua. Tuần sau tôi nhất định quay về, tôi trở lại tham gia giảng Kinh. Thuận tiện ở chỗ này, đem tình hình của Úc châu giới thiệu sơ lược qua với các vị.
Người địa phương Úc châu có hứng thú rất nồng hậu đối với Phật pháp. Lần này chúng ta gặp được một số người già, đại khái đều là bảy tám mươi tuổi, trong số đó có người hơn chín mươi tuổi, thân thể rất khỏe mạnh, mà còn đều là tín đồ Ki-Tô rất kiền thành. Tôi đến bên đó diễn giảng, họ đều rất hoan hỉ đến nghe. Sau khi nghe rồi họ còn muốn hỏi tôi, họ rất muốn học tập. Đây là việc tốt, đây là nói rõ tư tưởng của Phật pháp Đại thừa được mọi người khẳng định, được đại chúng hoan nghênh. Chúng ta dùng Đại thừa, đặc biệt là dùng “Kinh Vô Lượng Thọ” cùng “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh” để dung hợp các tôn giáo khác nhau. Hy vọng chúng ta đều có thể đem tâm lượng mở rộng, có thể bao dung tất cả.
Năm nay năm thiên hỉ sắp đến. Hiện tại chúng ta đều đang tích cực trù bị ngay trong năm thiên hỉ. Tôi liền nghĩ đến, chúng ta tặng lễ vật gì cho đại chúng, cho nên tôi mời cư sĩ Dương viết một chữ “ái”, phối lên mấy cái ấn chương, khắc ra một cái “Thần ái thế nhân”, lại khắc một cái “chúng thần hoan hỉ”. Mỗi mỗi tôn giáo đều có thần, chúng thần đều hoan hỉ. Ngoài ra khắc một cái lớn “chân thành ái tâm” hình vuông. Bốn chữ này tổng cộng có hai mươi bốn cách đọc, vô cùng thú vị, đây là nghệ thuật văn tự của chúng ta. Chúng ta đều đem nó xếp ra, hiện tại in ra, ngay trong ngày lễ năm thiên hỉ tặng cho mọi người. Chúng ta in ra hai mươi ngàn tấm. Tôi nghĩ, mỗi một người đều có thể nhận được.
Chúng ta bình lặng mà quán sát, xã hội tuyệt nhiên không an định, tuyệt nhiên không thái bình, chúng sanh mê hoặc còn tương đối nghiêm trọng, tự tư tự lợi, danh vọng lợi dưỡng, tham-sân-si-mạn không những không giảm ít, xem kiểu dáng này dường như vẫn đang thêm lớn. Đây chính là cội gốc của xã hội bất an. Nếu như cứ như thế mà tiếp tục phát triển thì thiên tai nhân họa là rất khó tránh khỏi. Muốn giải quyết vấn đề này chỉ có giáo dục. Trong bốn loại giáo dục, thực tế mà nói, hiện tại duy nhất có thể làm đến được chính là giáo dục tôn giáo.
Cho nên, tôn giáo nhất định phải đoàn kết, các nhà tôn giáo, các thầy truyền giáo nhất định phải mở rộng tâm lượng, vô tư vô ngã, noi theo tinh thần của chúng thần yêu thế nhân, phải đem cái tinh thần này thực tiễn. Mục tiêu của chúng ta là hy vọng dùng một chữ “ái” này để giáo hóa chúng sanh thế gian, tiêu trừ tất cả kỳ thị, tiêu trừ tất cả hiểu lầm, tiêu trừ tất cả sân hận, hy vọng mọi người chân thật hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Đây là mỗi một người trong tôn giáo đều nói đến. Lời nói không giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn giống nhau. Như tôn giáo của phương Tây đều khẳng định Á Đương Hạ Oa là tổ tiên của nhân loại, hết thảy nhân loại toàn thế giới đều là hậu duệ của họ, hay nói cách khác, đã là cùng đồng một tổ tiên, đương nhiên chúng ta đều là anh em tỷ muội, vậy hà tất ngày ngày cãi nhau? Lại hà tất không thể vượt qua với ai?
Trong truyền thuyết cổ xưa của chúng ta, Bàn Cổ khai thiên lập địa, tổ tiên của nhân loại Bàn Cổ. Chúng ta gọi là Bàn Cổ, người nước ngoài gọi là Á Đương Hạ Oa, tôi nghĩ đại khái là một người, không phải là hai người. Chúng ta phải đem chân tướng của vũ trụ nhân sanh làm cho rõ ràng, làm cho tường tận thì nhân sanh mới có ý nghĩa. Hay nói cách khác, chúng ta phải làm một người tường tận, không thể làm một người hồ đồ. Người tường tận gọi là Phật Bồ Tát. Người hồ đồ gọi là phàm phu.
Nói đến giá trị của nhân sanh, giá trị chân thật chính là “xả mình vì người”, vì tất cả chúng sanh phục vụ. Tiên Hiền của chúng ta nói rất hay: “Giúp người là gốc của an vui”. Đây là chân thật hiểu được giá trị của nhân sanh. Không chịu giúp người khác, không chịu giúp chúng sanh, con người này sống cả một đời có giá trị gì, có ý nghĩa gì? Mỗi ngày chịu giúp người khác, tôn trọng người khác, giúp đỡ người khác, xả mình vì người thì con người này an vui.