/ 374
608

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 210

Cổ đại Trung Quốc và Ấn Độ cách ly rất xa, nếu muốn có được bộ Kinh này thật là không dễ dàng, cho nên Đại Sư ở núi Thiên Thai xây một đài bái Kinh. Hiện tại các vị đến Thiên Thai tham quan du lịch, có lẽ còn có thể xem thấy cổ tích này. Ngài xây cái đài này rồi, mỗi ngày hướng về phía Tây lạy, hy vọng bộ Kinh này có thể truyền đến Trung Quốc. Ngài đã lạy 18 năm, đến khi Ngài viên tịch, bộ Kinh này cũng chưa đến, cho nên Đại Sư Thiên Thai chỉ nghe nói, chưa nhìn thấy được. Về sau khi Kinh truyền đến, do bởi nhân duyên như vậy, cho nên Trường Thủy làm chú giải chính là y theo chỉ quán của Đại Sư Thiên Thai để giải thích “Lăng Nghiêm”. Thực tế mà nói có chỗ tốt, Thiên Thai Chỉ Quán không phải dùng chân tâm, nên chúng ta có thể học, dùng chân tâm thì chúng ta học không được. Giao Quang nói được rất hay, nhưng quá khó. Giao Quang đã nói là cảnh giới của pháp thân Bồ Tát, quyết định không phải cảnh giới của phàm phu. Phàm phu nếu như hiểu được xả thức dùng căn thì họ chính là pháp thân Bồ Tát, họ không phải phàm phu. Dùng căn tánh, dùng căn thức, khác biệt rốt cuộc ở chỗ nào? Chúng ta cũng phải nên biết một ít. Dùng căn tánh chắc chắn không còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là dùng thức. Trong tánh không có vọng tưởng, chấp trước, cho nên nếu như dùng tánh thấy thấy sắc tướng bên ngoài chắc chắn là bình đẳng. Nếu như xem thấy đây đẹp kia xấu là không phải tánh thấy để thấy, mà là nhãn thức thấy. Nhãn thức có phân biệt chấp trước, tánh thấy không có phân biệt, không có chấp trước. Tánh thấy thấy sắc tánh hoàn toàn là bình đẳng. Cho nên bạn phải nên biết, Phật và pháp thân Bồ Tát các Ngài dùng tánh căn của sáu căn, các Ngài không dùng tâm ý thức. Nhà Duy Thức học đã nói “chuyển thức thành trí”. Nhà Duy Thức nói họ khởi tác dụng là bốn trí Bồ Đề, phàm phu khởi tác dụng là tám thức 51 tâm sở, khác biệt chính ngay chỗ này. Cho nên dùng tánh thấy thấy sắc tánh không có phân biệt, không có chấp trước, không có vọng tưởng, pháp pháp bình đẳng, cho nên Phật thấy tất cả chúng sanh đều là Phật, đạo lý chính là như vậy. Pháp Thân Đại Sĩ thấy tất cả chúng sanh đều là Pháp Thân Đại Sĩ, bởi vì họ lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Đây là dùng căn tánh sáu căn, đây là cảnh giới của Phật Bồ Tát. Biết dùng tánh căn của sáu căn, khế nhập cảnh giới pháp thân Bồ Tát, chính là chúng ta thường nói chứng được pháp giới nhất chân, họ không ở trong mười pháp giới, họ chứng được pháp giới nhất chân, họ là pháp thân Bồ Tát. Cho nên, “quán pháp như hóa, tam muội thường tịch”, cảnh giới của pháp thân Bồ Tát, đây gọi là vào lý.

Tam muội” là tiếng Phạn, ngôn ngữ Ấn Độ xưa, dịch thành ý nghĩa Trung văn gọi là “chánh thọ”. Đây đều là danh từ Phật học. Thế nào gọi là “chánh thọ”? Chính là hưởng thụ bình thường. Giản biệt hưởng thụ của phàm phu chúng ta không bình thường, hưởng thụ của Phật Bồ Tát mới bình thường. Hưởng thụ của chúng ta vì sao không bình thường? Phật đem hưởng thụ của chúng ta, hưởng thụ của phàm phu sáu cõi quy nạp thành năm loại lớn, trong Kinh Phật nói năm loại thọ, phàm phu sáu cõi có, Thánh nhân không có.

Năm loại này, từ thân vật chất mà nói, có “khổ”-“vui” hai loại thọ. Đây là hai loại lớn. Từ trên tình cảm, trên tâm lý mà nói, có “ưu”-“hỉ” hai loại lớn. Từ thân và tâm phân thành bốn loại lớn cho bạn. Còn có một loại, thân của bạn hiện tại cũng không có khổ cũng không có vui, trong tâm hiện tại cũng không có ưu cũng không có hỉ, đây gọi là “xả thọ”, chính là tạm thời thân đem khổ vui xả hết, tâm đem ưu hỉ xả hết. Xả thọ rất tốt, thế nhưng nó không dài lâu, gặp được cảnh duyên bên ngoài kích thích, khổ vui ưu hỉ lập tức liền đến, không thể vĩnh viễn gìn giữ. Nếu như vĩnh viễn gìn giữ xả thọ, thì đó là “Tam muội”.

Phàm phu sáu cõi không có Tam muội. Chúng ta nói đến phàm phu cao cấp nhất, Vô Sắc Giới Thiên đến thiên đỉnh Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên, sức định đó của họ rất sâu, họ là thuộc về xả thọ, không thể xem là Tam muội. Vì sao vậy? Định lực của họ có thể duy trì tám vạn đại kiếp, sau khi tám vạn đại kiếp đến rồi, phiền não của họ sẽ khởi hiện hành, cũng chính là khổ vui ưu hỉ lại kéo đến, họ không thể vĩnh viễn gìn giữ. Vĩnh viễn gìn giữ được mới gọi là Tam muội.

Tam muội có cạn sâu thứ lớp khác biệt không đồng. Tầng thứ thấp nhất là A La Hán. Thế Tôn ở trên hội Lăng Nghiêm nói với chúng ta, sức định của A La Hán là đệ cửu định. Thiền định thế gian có tám loại, tứ thiền bát định, đây là ở trong sáu cõi luân hồi. Cao hơn lên một tầng, đến định thứ chín thì siêu việt sáu cõi luân hồi. A La Hán mới có thể được gọi là Tam Muội. Tam Muội vẫn chưa đến thường tịch. “Thường tịch” thì tướng sanh diệt hoàn toàn đoạn dứt, cho nên A La Hán có Tam muội, tam muội này chưa đến thường tịch. Thường tịch là Tam Muội rất sâu. Vì sao vậy? Chúng ta biết được A La Hán chỉ đoạn kiến tư phiền não, trần sa phiền não chưa đoạn, vô minh phiền não chưa đoạn, cho nên họ chưa đến được thường tịch.

/ 374