/ 374
542

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 169

Nguyện thứ bốn mươi ba: “Bảo Hương Phổ Huân Nguyện”

Kinh văn: "Ngã tác Phật thời, hạ tùng địa tế, thượng chí hư không, cung điện lầu quán, trì lưu hoa thọ, quốc độ sở hữu, nhất thiết vạn vật, giai thị vô lượng, bảo hương hợp thành. Kỳ hương phổ huân, thập phương thế giới, chúng sanh văn giả, giai tu Phật hạnh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác".

Đoạn này là một nguyện, Kinh văn tương đối dài một chút, đều là nói về hoàn cảnh đời sống cư trụ tốt đẹp của Thế giới Tây Phương. Trong 48 nguyện chỉ nói một cương lĩnh, tường tận giới thiệu ở trong Kinh văn. Thế Tôn vì chúng ta mà nói tường tận y chánh trang nghiêm của Thế giới Tây Phương. Đây là thuộc về y báo. Có thể nói, Thế Tôn vì chúng ta giảng Kinh nói pháp đều là thuật lại bổn nguyện công đức của A Di Đà Phật. Điểm này chúng ta phải nên học tập.

Thánh Hiền nhân có một chỗ rất không giống với phàm phu, đó chính là càng là đại Thánh thì càng khiêm tốn. Ở trong luận ngữ, chúng ta xem thấy Khổng Lão Phu Tử, trong "Tứ Thư" thì xem thấy Mạnh Phu Tử, tất cả thảy đều là rất khiêm tốn, đều cảm thấy mọi thứ đều không bằng người khác, chân thật làm đến được "sống đến già thì học đến già". Phu Tử nói, cả đời Ngài không có một sở trường nào, những giáo huấn của Ngài đều là lời của người xưa đã nói, cho nên Ngài chính mình nói, ngay đời này là "thuật nhi bất tác". Lời của người hiện tại đều là sáng tác, Khổng Lão Phu Tử cả đời không có sáng tác, đều là di giáo của cổ Thánh tiên Hiền. Thích Ca Mâu Ni Phật cũng nói là ngay trong một đời Ngài không có nói một câu nào, nếu ai nói Phật nói pháp thì người đó không thấu hiểu đối với Phật, hoàn toàn là hủy báng Như Lai. Rõ ràng Phật đã nói ra 49 năm, ngày hôm nay hội tập thành một bộ “Đại Tạng Kinh” lớn như vậy, vì sao nói Phật không nói pháp vậy? Vốn dĩ ý của Ngài là Ngài truyền lại lời của người khác, không phải chính mình sáng tác, là lời của cổ Phật quá khứ đời đời truyền nhau. Đây là lời khiêm tốn, cũng là lời thành thật, lời chân thật. Chúng ta phải từ ngay chỗ này mà học khiêm kính.

Các bạn phải nên biết, phiền não lớn nhất……. Bồ Tát Thiên Thân đem phiền não tâm sở trong "Du Già Sư Địa Luận" nói ra. Trong "Du Già Sư Địa Luận", Bồ Tát Di Lặc nói rất nhiều về phiền não, quy nạp thành 100 pháp, tiện lợi cho sơ học. Trong Bách Pháp này đem vô lượng vô biên phiền não, tám vạn bốn ngàn phiền não quy nạp thành 26 loại lớn. Trong 26 loại lớn này có 6 loại căn bản phiền não. Chúng ta luôn phải ghi nhớ. Điều đầu tiên trong căn bản phiền não là tham, kế đến là sân, sau đó là si, thứ tư chính là ngạo mạn. Bạn mới biết được ngạo mạn là nghiêm trọng như vậy. Tác dụng của phiền não là gì? Chướng ngại tự tánh.

Trên "Kinh Hoa Nghiêm", trong "Phẩm Xuất Hiện" nói rất hay: "Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai". Câu nói này nếu tỉ mỉ mà nói, tất cả chúng sanh không chỉ là con người, những động vật nhỏ hơn như là muỗi, kiến v. v… mà còn bao gồm cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục, hướng lên trên thì có cõi trời, có Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, đây đều là chúng sanh, chúng sanh trong chín pháp giới. Tất cả chúng sanh này đều có trí tuệ đức tướng Như Lai. Trí tuệ của Phật không thể nghĩ bàn, chân thật là vô lượng vô biên. Phật không có nói chỉ có Ngài có trí tuệ lớn như vậy, Ngài nói tất cả chúng sanh cũng có trí tuệ hoàn toàn giống như Ngài vậy, là bình đẳng, trí tuệ như nhau. Đức là gì? Đức là năng lực, năng lực cũng như nhau. Tướng là tướng hảo. Ngày nay chúng ta gọi là trang nghiêm của y báo cùng chánh báo đều như nhau. Cho nên, Phật pháp là thật bình đẳng, chắc chắn không có khác biệt. Thế nhưng hiện tại, trên thực tế có khác biệt rất rõ nét. Khác biệt này do đâu mà có? Tiếp theo Phật nói: "Chỉ bởi vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng đắc". Chỉ một câu này là nói ra hết. Chúng ta mỗi một người có vô lượng trí tuệ, có vô lượng năng lực, có vô lượng tướng hảo, nhưng rất là đáng tiếc, phiền não bao gồm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, ba thứ này đã che mất đi trí tuệ, đức tướng vốn đầy đủ trong tự tánh của chúng ta, tuyệt nhiên không mất đi, chỉ là bị che mất mà thôi. Cũng giống như ánh mặt trời ban ngày vậy, ánh mặt trời chiếu khắp mặt đất, trên đầu chúng ta có một đám mây đen che mất đi ánh mặt trời, mây đen ví như là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước vậy.

/ 374