/ 374
611

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 141

Nguyện thứ 21: Hối quá đắc sanh nguyện.

Kinh văn: "Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, hệ niệm ngã quốc, phát Bồ Đề tâm, kiên cố bất thoái, trực chúng đức bổn, chí tâm hồi hướng, dục sanh Cực Lạc, vô bất toại giả, nhược hữu túc ác, văn ngã danh tự, tức tự hối quá, vi đạo tác thiện, tiện trị kinh giới, nguyện sanh ngã sát, mạng chung bất phục, cánh tam ác đạo, tức sanh ngã quốc, nhược bất nhĩ giả, bất thủ chánh giác".

Nguyện này chủ yếu là nói người mà đời trước đã tạo tác ác nghiệp. Chúng ta nghĩ tưởng xem, chúng ta chính mình có thể nói đều bao gồm ở ngay trong cái nguyện này. Đời xưa, đời nay tạo tác ác nghiệp quá nhiều rồi, từ nguyện này chúng ta liền rất rõ ràng, rất tường tận thể hội được "đới nghiệp vãng sanh". Ngày trước có người đã từng nói đới nghiệp không thể vãng sanh, nguyện này là cho phép đới nghiệp vãng sanh. Nửa đoạn của nguyện văn trước cùng Ngụy dịch (chính là cuốn của Khang Tăng Khải), nguyện thứ 20 thì giống nhau. Nửa đoạn sau là lão cư sĩ Hạ Liên Cư chọn lấy quyển của Hán dịch và bản của Ngô dịch. Đây là nguyên văn của năm loại nguyên bản dịch. Cái hay của bổn này chính là tập đại thành của năm loại nguyên bản, văn tự đều không có thay đổi, chân thật là dễ hiểu, làm cho người hiện tại chúng ta xem thấy, so với năm loại nguyên bản bất cứ bổn nào trong đó, đọc lên đều rất là thông thuận, Kinh nghĩa rất rõ ràng, để chúng ta sanh khởi tín tâm, nguyện tâm đối với Tịnh Độ, phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, công đức lợi ích vô lượng vô biên.

Kinh văn vừa mở đầu nói: "Ngã tác Phật thời". "Ngã" là tự xưng của A Di Đà Phật. Ngài ở Thế giới Cực Lạc đã thành Phật. Thế Tôn vì chúng ta giới thiệu, Ngài thành Phật đến hiện tại đã có mười kiếp. Có thể thấy được, mỗi một nguyện Ngài đều đã hiện thực.

Phía sau nói "thập phương chúng sanh", câu nói này là chúng sanh đời trước tạo ác. Chúng ta đọc qua câu này rồi cảm thấy rất an ủi, phía sau là nói điều kiện chúng ta ở ngay đời này được độ. Chỉ cần đầy đủ điều kiện phía sau đã nói, thì cho dù kiếp trước hay đời này tạo ra tội nghiệp nặng hơn, đều có thể được sanh Tịnh Độ. Cái lợi ích này là trong tất cả Kinh luận, Phật đều không có nói qua, chúng ta phải đặc biệt trân trọng. Điều kiện là "văn ngã danh hiệu, hệ niệm ngã quốc, phát Bồ Đề tâm". Ba câu này rất quan trọng, chính là điều kiện vãng sanh của chúng ta.

Kinh này là Kinh Đại Thừa, là pháp môn tu học của Bồ Tát, không chỉ là Kinh Đại Thừa, mà là Đại Thừa ngay trong Đại Thừa, Nhất Thừa ngay trong Nhất Thừa. Ở trong bổn Kinh này, khi vừa mở đầu chúng ta liền thấy vô lượng Bồ Tát "hàm cộng tuân tu Phổ Hiền Đại Sĩ chi đức", đây là Kinh văn câu thứ nhất. Cho nên không phải Bồ Tát thông thường, mà là Bồ Tát Phổ Hiền. Bồ Tát là "văn ngã danh hiệu". Chữ “văn” này không phải là văn thính thông thường, mà là thuộc về Tam huệ của Bồ Tát tu học, "văn huệ, tư huệ, tu huệ". Trong chữ “văn” này là tràn đầy trí tuệ, không phải văn thông thường của phàm phu. Phàm phu tuy là văn rồi, lợi ích của họ chỉ là trong A Lại Da Thức trồng xuống thiện căn, ngay trong một đời này không thể thành tựu. Tại vì sao không thể thành tựu? Họ không có huệ, huệ gì vậy? Giới-Định-Huệ. Tam huệ của Bồ Tát là Giới-Định-Huệ, trong huệ này có văn huệ, có tư huệ, có tu huệ. Chúng ta nghe bộ Kinh này rồi, có đầy đủ trí tuệ hay không? Đây là điều kiện quan trọng, quyết định ngay trong đời này chúng ta có được vãng sanh hay không. Cái huệ này từ do đâu mà thấy? Sau khi nghe rồi, bạn liền tin tưởng, bạn có thể lý giải, tin sâu không nghi, ngay trong đời này nhất định không thay đổi phương hướng, đây là trí tuệ. Tại vì sao có một số người ban đầu tin tưởng pháp môn này, về sau thì thoái tâm? Chúng ta rất rõ ràng, họ không có định huệ thì làm sao không thoái tâm? Đối với Tịnh Tông, đối với A Di Đà Phật, họ nhận biết không tường tận, hiểu không đủ thấu đáo; đối với hoàn cảnh đời sống hiện tiền của chính mình ở Thế giới Ta Bà cũng không hiểu được rõ ràng, cho nên tâm của họ do dự, không xác quyết, tiến tiến thoái thoái. Đây là chúng ta xem thấy hiện tượng của rất nhiều người học Phật mà thiếu kém định huệ. Người đầy đủ định huệ, trên "Kinh A Di Đà" nói là người có thiện căn phước đức, cho nên nói là "không thể thiếu thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh nước kia". Thiện căn là huệ, là tín giải. Phước đức là hạnh, là lão thật niệm Phật. Người lão thật mà niệm là người có phước. Dáng vẻ của lão thật niệm là thế nào? Vạn duyên buông xả, thế xuất thế gian tất cả pháp không để ở trong tâm. Trong tâm có vướng bận (tôi nói vướng bận thì mọi người dễ hiểu, trên Kinh nói là “hệ niệm ngã quốc”, hệ niệm chính là chúng ta nói vướng bận), thế xuất thế gian, tất cả mọi việc đều không vướng bận, chỉ vướng bận một sự việc là "A Di Đà Phật, Thế giới Cực Lạc y chánh trang nghiêm". Thường hay để ở trong lòng, đây gọi là niệm Phật. Niệm là trong tâm bạn thật có. Bạn thấy, chữ "niệm" này rất có trí tuệ, bên trên là chữ "kim", bên dưới là chữ "tâm", chính là trong tâm hiện tại có, đây gọi là niệm. Không phải miệng niệm, miệng niệm mà trong tâm không có thì không gọi là niệm. Người xưa thường nói: "Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn" (trong tâm không có), "đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công". Quan trọng nhất là trong tâm phải có, vậy mới gọi là niệm.

/ 374