/ 374
508

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 129

Xin chào các vị đồng tu! Lần trước chúng tôi đã giảng đến "Di Lặc sở vấn thập niệm", phía sau còn có hai điều chưa giảng, hôm nay chúng ta lại xem tiếp.

Kinh văn: "Cửu giả, cận ư giác ý, sanh khởi chủng chủng, thiện căn nhân duyên, viễn ly hội náo, tán loạn chi tâm".

Đây là nói đến pháp mười niệm trong "Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh". Bồ Tát nói rồi, có thể đầy đủ mười loại niệm này, quyết định vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Mười niệm tuy là không phải phàm phu chúng ta có thể làm đến được viên mãn, thế nhưng không phải không làm được, chúng ta phải tận tâm tận lực cố gắng mà làm.

Điều thứ chín là "cận ư giác ý". Hai chữ "cận ư" này dùng được rất hay. Chữ "giác ý" ở đây là chỉ Phật Đà. Phật Đà là đại giác viên mãn. Bồ Tát tuy là giác, nhưng khi sánh với Phật thì cự ly còn kém rất xa, thế nhưng luôn phải tiếp cận. Tiếp cận thì chúng ta phải nên học tập.

Phía sau nói hai câu rất hay, nhất là câu sau cùng "sanh khởi chủng chủng thiện căn, nhân duyên", chú trọng ở nơi "nhân duyên". Thiện căn là vô tham, vô sân, vô si. Ba thiện căn này phải dũng mãnh tinh tấn, Bồ Tát thiện căn. Cái gì là nhân duyên? Nhân duyên, nhất định phải viễn ly nơi phồn hoa náo nhiệt. Ly, không chỉ là bảo thân chúng ta ly, thân tuy đã ly rồi, ở trong núi để tu hành, thế nhưng tâm thì không ly, tâm vẫn thường hay nghĩ đến thế gian, rất nhiều những việc náo nhiệt, vậy thì không ích gì. Hiện tại khoa học kỹ thuật phát triển, trong núi sâu cũng có mắc lấy truyền hình. Chỉ cần có truyền hình, chỉ cần có phát thanh thì không thể ly. Do đây có thể biết, nếu như ở trong đô thị, họ không xem báo chí, không nghe phát thanh, không xem truyền hình thì họ chân thật đã ly rồi. Chúng ta phải hiểu được chân tướng sự thật này. Tại vì sao vậy? Những thứ này nhiễu loạn tâm thanh tịnh của chúng ta. Một số ngoại duyên này đều là giúp chúng ta sanh tham sân si.

Xã hội hiện đại chú trọng đến cái gì? Khích lệ mọi người tiêu xài cũng chính là khích lệ mọi người tham sân si. Đây là chính sách kinh tế của nhiều quốc gia tiên tiến chọn lấy. Nếu bạn không tham, không sân, không si thì họ không thể kiếm tiền. Người học đạo chúng ta, nếu như vậy mà đi theo thì không tham, không sân, không si, thiện căn tinh tấn sẽ vĩnh viễn không thể sanh khởi. Các vị thử nghĩ xem có đúng hay không? Cho nên sự việc này rất phiền phức, chân thật học Phật thì lại có mâu thuẫn với chính sách kinh tế của quốc gia. Rốt cuộc thì phải làm sao? Tất nhiên người học Phật trong xã hội là thiểu số, người không học Phật là đa số. Ngay trong số người học Phật, người giả học Phật thì lại chiếm đa số, người chân thật học Phật thì rất ít. Các vị thử hỏi thăm lẫn nhau, có mấy người mỗi ngày không xem báo chí, không xem truyền hình? Cho nên tôi nghĩ, tuyệt nhiên không trái phạm đối với chính sách kinh tế của quốc gia. Thế nhưng vấn đề chính là chúng ta có phải chân thật quyết tâm muốn cầu sanh Thế giới Cực Lạc hay không? Nếu như chân thật muốn vãng sanh, muốn sanh Thế giới Cực Lạc, muốn ở ngay trong đời này thấy A Di Đà Phật thì bạn nhất định phải y giáo phụng hành. Chính sách quốc gia chúng ta quyết định không trái phạm, thế nhưng chúng ta chính mình nhất định phải đoạn tham sân si mạn, nhất định phải học tiết kiệm giản dị, trải qua đời sống đơn giản nhất, có như vậy mới có thể "cận ư giác ý". Nếu không mà nói, tuy học Phật, nhưng vẫn cứ mê tà nhiễm. Đây là sự thật. Có mấy người từ mê tà nhiễm chân thật hồi đầu, nương vào “giác - chánh - tịnh”? Đích thực là không nhiều. Chẳng trách lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam ngày trước thường nói: "Một vạn người niệm Phật, chân thật vãng sanh chỉ có hai - ba người". Đây là nói người chuyên tu Tịnh Độ, người không tu thì càng không cần phải nói. Chân thật tu Tịnh Độ thì phải chuyển "mê - tà - nhiễm" thành “giác - chánh - tịnh”, vậy mới có thể được vãng sanh. Đoạn này chính là nói cái ý này. Thế nhưng chính mình phải thử nghĩ xem, vô lượng kiếp đến nay, tập khí "mê - tà - nhiễm" quá sâu quá nặng. Chúng ta cũng biết mười ác là nhất định không thể làm, thế nhưng ở ngay trong cuộc sống thường ngày, hữu ý hay vô ý, ý niệm của mười ác thường hay khởi hiện hành, sự việc của mười ác vẫn thường hay làm, làm rồi lại hối hận, hối hận rồi lại làm tiếp, chẳng phải là làm những việc này hay sao? Làm rồi mà có thể hối hận thì vẫn xem là không tệ, còn có một chút lương tâm. Làm rồi mà không biết được hối hận, nghiệp chướng đó quá sâu quá nặng. Cho nên chân thật có thể hồi đầu thì thật không dễ dàng.

/ 374