/ 374
679

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 91

Kinh văn: “Pháp Tạng bạch ngôn: “Kỳ nghĩa hoằng thâm, phi ngã cảnh giới. Duy nguyện Như Lai, ứng Chánh Biến Tri, quảng diễn chư Phật, vô lượng diệu sát, nhược ngã đắc văn, như thị đẳng pháp, tư duy tu tập, thệ mãn sở nguyện””.

Phía trước chúng ta xem thấy Bồ Tát Pháp Tạng thỉnh pháp với lão sư, cũng chính là thỉnh giáo. Lão sư trả lời rất hay. Trước tiên từ trong thí dụ khích lệ Ngài, người chỉ cần chân tâm cầu đạo, có thể tinh tấn không giải đãi thì quyết định sẽ có thành tựu. Chỗ này cũng chính là nhà Phật thường nói: “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”. Bồ Tát Pháp Tạng phát ra nguyện quá hy hữu, chân thật là đáng được chúng ta tán thán tận đáy lòng. Ngài không chỉ mong cầu làm Phật, mà còn yêu cầu thành tựu của Ngài siêu vượt các chư Phật. Đại nguyện này đã được tán thán của lão sư. Lão sư dạy bảo Ngài, sự việc này Ngài phải chính mình quán sát lại là tu học pháp phương tiện gì Ngài mới có thể thành tựu, mới có thể mãn nguyện. Câu nói này chúng ta phải tường tận. Pháp Tạng ở trong hội của Thế Gian Tự Tại Vương thời gian rất dài, không phải thời gian ngắn, bình thường thân cận giáo huấn thì rất nhiều, huống hồ Ngài lại là người thượng căn lợi trí, cho nên đức Phật mới nói như vậy. “Ông chính mình nghĩ xem dùng phương pháp gì”, ý nghĩa chính là nói không cần ta phải dạy ông nữa, đây là bảo Ngài tự tu. Lại nói: “Như sở tu hành, nhữ tự đương tri”, tu như thế nào ông cũng rõ ràng, ông cũng tường tận. Sau cùng lại nói: “Thanh tịnh Phật quốc”, nguyện vọng của Ngài“nhữ ưng tự nhiếp”. Trả lời này của đức Phật gọi là trả lời bên lề. Trong đây có ba chữ “Tự”, ý nghĩa rất là sâu, không hề khác với thiền cơ trong Thiền tông, là trực chỉ nhân tâm. Với cách trả lời này, thực tế mà nói, đối với Pháp Tạng thì được, Ngài hiểu được, Ngài thấu hiểu, thế nhưng người căn tánh trung hạ sau khi nghe rồi không được lợi ích. Pháp Tạng ở ngay chỗ này, cũng chính là Ngài đã nắm lấy được cơ hội giáo dục cho chúng ta hiện tại, Ngài vì tận hư không biến pháp giới tất cả chúng sanh hướng đến Thế Gian Tự Tại Vương Phật thỉnh pháp. Các vị thử nghĩ xem, nhân duyên này thù thắng cỡ nào! Cho nên, Ngài tuy là tường tận cũng giả như là chưa tường tận. Chỗ này cũng giống như diễn kịch vậy.

Pháp Tạng thành Phật chính là A Di Đà Phật Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Đại nguyện của A Di Đà Phật đích thực không như nhau. Đại nguyện của Ngài, nếu dùng lời nói hiện tại để nói, chính là cùng đồng một thể sinh mạng đa nguyên văn hoá, trong thuật ngữ Phật pháp nói “năm thừa đều vào báo độ”, chỗ này chính là đa nguyên văn hoá. Năm thừa là nhân thừa, thiên thừa, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, không phải một loại. Chủng tộc ở trong đây, trình độ căn tánh của chúng sanh muôn ngàn khác biệt, làm thế nào có thể dạy những chúng sanh này? Chỗ này cũng chính là thường nói trên đến đẳng giác Bồ Tát, dưới đến chúng sanh địa ngục, hữu tình chín pháp giới đồng vào cõi Thật Báo Trang Nghiêm của chư Phật Như Lai. Sự việc này đại khái tất cả chư Phật Như Lai không phải không làm được, Phật có năng lực làm được, thế nhưng các Ngài không nghĩ đến, chỉ có Phật A Di Đà nghĩ đến. Đương nhiên có cách nghĩ, có cách làm thì có thành tựu. Thành tựu này chính là Thế giới Tây Phương Cực Lạc của ngày nay, thế giới này đích thực là trong mười phương cõi Phật đều không có. Đương nhiên sự việc này không phải trí tuệ của chính Bồ Tát có thể hiểu ra được, cho nên Pháp Tạng ở chỗ này nói, đây cũng là trả lời Tự Tại Vương Như Lai.

Tư Kỳ Hoằng Thâm”, “Tư Kỳ” chính là phía trước nói là “nhữ tự tư duy”, “nhữ tự đương tri”, “nhữ ưng tự nhiếp”, ba cái tự này. Cái ý nghĩa này quá sâu quá rộng. Ba chữ “tự” này sẽ quay về chỗ nào? Quay về lại bổn nguyện của A Di Đà Phật, Ngài siêu thắng cõi nước chư Phật đều ở ngay ba chữ “tự” này. Người xưa thường nói: “Pháp Tạng là từ quả hướng đến nhân”. Câu nói này hiện tại chúng ta gọi là thừa nguyện tái sanh, ý nghĩa chính là nói Pháp Tạng từ kiếp lâu xa đã thành Phật rồi, đây là thị hiện. Chúng ta tán đồng cách nói này. Thích Ca Mâu Ni Phật ba ngàn năm trước xuất hiện ở thế gian này của chúng ta, ở Ấn Độ xưa, Ngài cũng không phải là chân thật phàm phu tu hành thành Phật, mà cũng là thị hiện. Trên kinh Phạm Võng, Thế Tôn Ngài tường tận nói với chúng ta, Ngài nói lần này đến biểu diễn là lần thứ tám ngàn. A Di Đà Phật thị hiện lần này ở thế giới Cực Lạc, lần biểu diễn này rốt cuộc là lần thứ bao nhiêu? Phật không hề nói với chúng ta, nhưng ngay trong tưởng tượng của chúng ta, đại khái cũng không ít lần. Đây là cảnh giới trên quả địa Như Lai, Bồ tát đương nhiên không biết, cho nên “phi ngã cảnh giới”. Ở trong đây còn hàm chứa một tầng ý nghĩa rất sâu, Bồ tát không thể triệt để hiểu rõ cảnh giới của Phật, chân thật không phải là giả. Bồ tát không được oai thần bổn nguyện của chư Phật gia trì cũng không cách gì vì mọi người nói rõ cảnh giới của Phật. Thế nhưng chân thật phát tâm tu hành, chân thật phát tâm hoằng pháp thì nhất định được Phật lực gia trì. Đương nhiên chúng ta cũng phải bắt chước tổ sư đại đức cầu Phật gia trì. Pháp sư trước khi lên đài giảng kinh phải ở dưới đài lễ Phật ba lạy để cầu Tam Bảo gia trì, nếu không thì khi lên bục giảng sẽ không nói ra được lời nào. Đại đức xưa lên đài giảng kinh chúng ta chưa thấy qua, nhưng những trước tác mà đại đức xưa đã làm chúng ta xem thấy rất nhiều. Bạn xem thấy trước tác của các Ngài, vừa lật ra chương đầu tiên chính là kệ tụng cầu Phật gia trì, vừa mở đầu liền cầu Phật gia trì. Trước khi hạ bút cầu Phật gia trì thì trước khi lên đài cũng không ngoại lệ, đều mong cầu Phật gia trì. Ý nghĩa của câu này thì sâu, trong đó liền hàm chứa chuyên cầu Phật lực gia trì.

/ 374