/ 374
558

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 76

Cho nên, các vị đồng tu nhất định phải biết, trong bố thí nhất định được đại an vui, được đại tự tại, được trí tuệ chân thật. Có người nói, tôi cũng tu bố thí, vì sao không có được? Việc này phía trước đã nói qua với các vị, bạn không có tâm Bồ Đề, cho nên bạn không có được. Bạn ở trước mặt Phật Bồ Tát phát tâm hứa nguyện tu bố thí, thực tế mà nói là nói điều kiện với Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát bảo hộ tôi phát tài, tôi được một trăm vạn tôi sẽ cúng dường Ngài một vạn. Phật Bồ Tát không thể thiệt thòi, bỏ ra một trăm vạn mà chỉ được cúng dường một vạn, vậy thì không thể nào bảo hộ bạn phát tài. Người thế gian hứa nguyện đều là có cách làm như vậy, đều là nói điều kiện, đều đem Phật Bồ Tát xem thành kẻ ngốc, chính mình thông minh. Tâm trạng như vậy mà tu bố thí cũng có phước, nhưng cái phước được ít, sẽ không có cảm ứng. Đây có phải là mục đích chân thật Bồ Tát tu bố thí hay không? Không phải mục đích chân thật Bồ Tát tu bố thí,việc này thì thật là quá nhỏ, việc bố thí này là phước báo, không thể gọi là Ba La Mật Đa,chỉ gọi là bố thí, không thể gọi là bố thí Ba La Mật Đa. Vậy phải làm thế nào mới được gọi là bố thí Ba La Mật Đa?

Ba La Mật Đa thông thường chúng ta dịch là “độ”, đơn giản gọi là lục độ, bố thí độ. Bố thí độ là gì? Đoạn phiền não. Đoạn loại phiền não nào? Phiền não xan tham, đoạn dứt lòng tham ái, đoạn dứt lòng bỏn xẻn, đây mới gọi là bố thí Ba La Mật. Phật dùng việc này để làm phương tiện giáo học, vì sao vậy? Tham là đại phiền não, phiền não ba độc. Tham-sân-si gọi là ba độc. Tất cả chúng sanh đều có lòng tham ái, thuận theo ý của mình thì đều sanh tham ái. Đối tượng của tham ái là năm dục sáu trần. Năm dục là tài, sắc, danh, thực, thùy; sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, tất cả những đối tượng mà bạn tham thích đều bao gồm ở trong đó. Bạn tham những thứ này, bạn khởi lên phiền não này rồi, cho nên bạn không thể ra khỏi sáu cõi luân hồi, bạn phải tạo nghiệp thọ báo. Chư Phật Như Lai các Ngài có trí tuệ chân thật cứu cánh viên mãn, các Ngài hiểu rõ, các Ngài dùng phương pháp giúp bạn đoạn phiền não. Bạn đoạn phiền não rồi thì bạn mới có thể ra khỏi sáu cõi luân hồi, vậy mới gọi là bạn chân thật được độ,bạn từ bố thí được độ. Bố thí được phước, đó chỉ là việc ngoài da không đáng kể. Cái phước này có thể hưởng hay không? Quyết định không thể hưởng, vì sao vậy? Vừa hưởng cái phước này thì lại đoạ lạc. Bạn có tu bố thí Ba La Mật Đa, sau bố thí bạn vĩnh viễn  không thể có được. Cho nên, người học Phật chúng ta hiểu rõ những chân tướng sự thật này, tường tận đạo lý này, chúng ta tu ba loại bố thí, phước báo có được có thể hưởng hay không? Không thể hưởng. Cho nên Phật dạy chúng ta “xả đắc”. Xả là bố thí, bố thí rồi thì có đắc, đắc rồi thì thế nào? Đắc rồi thì vẫn phải xả, đem cái bạn có được thảy đều xả hết. Ý nghĩa của hai chữ xả đắc này rất sâu. Ý nghĩa cạn là bạn có xả thì liền có đắc, bạn xả nhiều thì sẽ được nhiều, thế nhưng cái bạn có được vẫn phải xả ra, quyết định không thể thọ dụng. Chúng ta xem thấy Bồ Tát chân thật làm như vậy.

Cư sĩ Lý Mộc Nguyên, đây là các vị mọi người đều xem thấy, hiện thân nói pháp cho chúng ta. Từ trước đến giờ, ông ấy đến quán nào để ăn cơm? Khi ông đói lấy chén lấy đĩa hai ba đồng thì giải quyết được bữa cơm rồi, đó là gì vậy? Bố thí có phước không hưởng, cái phước này phải để mọi người hưởng, phước báo này của bạn mãi mãi tích lũy nơi đó, tích công bồi đức. Người thông thường một mặt tu một mặt xài hết, cho nên đến khi chết không có chút công đức nào. Công đức không có, phước đức cũng không có, họ mới đọa vào ba đường. Người có phước báo thì làm sao mà đọa vào ba đường? Họ cả đời tu tích thì làm sao đọa ba đường? Do hưởng hết sạch phước rồi mới đọa vào ba đường.

Còn có một hạng Bồ Tát, tôi xem thấy được, các vị mọi người cũng thấy, ông đã từng đến chỗ này của chúng ta để nghe kinh, đó là cư sĩ Thôi Ngọc Tinh của Trung Quốc, một trong những doanh nhân nổi tiếng của Trung Quốc ngày nay. Ông có nhiều tiền của, lần này chúng ta mời ông ấy thay chúng ta đến khu vực bị nạn để cứu nạn, ông còn đích thân đi. Ông gọi điện thoại nói với tôi, ông ở nhà nghỉ ở khu vực bị nạn, ông nói với tôi nhà nghỉ đó mỗi ngày là mười nhân dân tệ, bạn thử nghĩ xem ông ở nhà nghỉ như thế nào? Là Bồ Tát, thật có phước mà không hưởng, phước báo cho tất cả chúng sanh cùng hưởng, cho tất cả chúng sanh khổ nạn cùng hưởng, đời sống chính mình hoàn toàn giống như những người cùng khổ. Đây là Bồ Tát chân thật, khiến người kính ngưỡng, khiến người bội phục. Khoảng tháng bảy, HongKong chào mừng kỷ niệm một năm. Tôi có tham gia, tôi ở bên đó giảng kinh sáu ngày, ông tranh thủ thời gian rảnh đến HongKong thăm tôi. Chúng tôi đặt cho ông ấy một khách sạn, phòng nghỉ thông thường. Ông vừa thấy chúng ta tiếp đãi như vậy, ông nói:“không được đâu, không thể được, vậy là quá lãng phí, tùy tiện một nơi nào đó để cho tôi một tấm đắp thì được rồi”. Ông nói là lời chân thật,đây là Bồ Tát thật. Tu được phước chính mình quyết định không hưởng, bạn mới có thể thành tựu bố thí Ba La Mật Đa, một tí tâm tham cũng không có. Chính mình có, xem thấy người ta cần thiết, liền có thể rộng tay mà cho, quyết định không có chút tâm bỏn xẻn. Loại người này ít, thế nhưng thật có. Có mấy người chúng ta biết được, còn chúng ta không thấy được nhất định là rất nhiều. Trung Quốc đại lục đất rộng người đông, có câu là “tàng long hổ phục”, tôi tin tưởng sâu sắc có chư Phật Bồ Tát ứng hoá ở trong đó, số người quyết định không ít. Nơi chốn như vậy nhất định làmột mảng sáng lạn, sẽ mang đến cho thế giới hòa bình dài lâu. Chúng ta dựa vào cái gì để nói lời này? Chư Phật Bồ Tát nhiều. Các vị chưa gặp được, các vị có gặp được cũng không nhận biết, cũng không ích gì. Cùng ở chung với bạn, ngồi ở bên cạnh bạn, bạn cũng không nhận biết, vậy có cách nào chứ?

/ 374