/ 374
717

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 70

Trong Thậm Thâm Vi Diệu Pháp còn có ý nghĩa của Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, ý nghĩa này nói không hết. Chúng ta nhất định phải nên biết, phải có thể tỉ mỉ mà thể hội, vì sao vậy? Nếu bạn không thể hội được, làm sao bạn có thể tuyên thuyết. Bạn chân thật có thể thể hội được, sau đó mở quyển kinh này ra, thìmỗi câu mỗi chữ đều là Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, mỗi câu mỗi chữ đều là vô lượng nghĩa. Chúng ta phải khẳng định, chúng ta phải tin tưởng, tin tưởng chân tâm của chúng ta không hề khác với tất cả chư Phật Như Lai. Vậy thì vấn đề hiện tại là chúng ta làm sao có thể tương ưng với chân tâm với tự tánh? Đây là vấn đề lớn. Chư Phật Như Lai nói với chúng ta, bạn thường niệm một câu Nam mô A Di Đà Phật thì tương ưng. Tương ưng là ba nghiệp tương ưng, Hiển tông gọi là ba nghiệp tương ưng, trong Mật tông gọi là Tam Mật (tức Thân-Ngữ-Ý) tương ưng. Trong tâm chân thật có A Di Đà Phật, ý nghiệp của bạn tương ưng, trong lòng thật có. Ngoài A Di Đà Phật ra, xin nói với các vị là thân tâm thế giới thế xuất thế gian pháp thảy đều buông bỏ.

Buông bỏ không phải nói không cần, vậy thì bạn hoàn toàn sai rồi, buông bỏ là không nên đem nó để ở trong lòng, trên sự thì bình thường, đời sống trước sao thì giờ cũng vậy, làm việc như vậy, qua lại như vậy, trên sự thì có, trong tâm không có, trong lòng trong sạch không chút bụi trần, đó gọi là buông bỏ. Không chỉ buông bỏ thế gian pháp, Phật pháp cũng phải buông bỏ, vì sao vậy? Trên  kinh Kim Cang, Phật nói với chúng ta: “Pháp còn nên xả, huống hồ phi pháp”, cái pháp đó chính là Phật pháp. Vì sao nói Phật pháp cũng phải buông bỏ? Phật nói: “Phật pháp là nhân duyên sanh ra”, nhân duyên sanh ra thì không phải là thật. Phật pháp chúng ta có cần hay không? Cần! Cần thì sao buông bỏ? Không nên chấp trước, buông bỏ phân biệt chấp trước của bạn thì đúng. Chúng ta không có tâm phân biệt đối với Phật pháp, không có tâm chấp trước thì bạn liền buông bỏ. Đối với chúng ta, pháp thế gian quyết định không nên để ở trong lòng, vĩnh viễn giữ gìn tâm địa của bạn thanh tịnh bình đẳng. Trên đề kinh chúng ta là “thanh tịnh, bình đẳng, giác”, bạn phải giữ lấy thì ba nghiệp của bạn liền tương ưng với tự tánh. Tương ưng thì bạn liền minh tâm đạt bổn, bạn thông đạt rồi mới có thể nói ra được.

Chư Phật Như Lai, chư đại Bồ Tát giảng kinh nói pháp đều là từ chân ngôn trong “thanh tịnh, bình đẳng, giác” lưu xuất ra. Tại vì sao gọi là chân ngôn? Chữ chân này không phải chân của chân giả, chân giả của chân thì không chân, cái chân này là “chẳng chân chẳng giả, chẳng có chẳng không”, đó mới gọi là chân. Phật giảng kinh nói pháp, bạn không thể nói Ngài có nói, bạn cũng không thể nói Ngài không nói. Nếu bạn nói Ngài có nói thì sai rồi, Phật giảng kinh nói pháp đích thực không có ý, không có khởi tâm động niệm, không hề nghĩ ta phải nói pháp thế nào, đó là phàm phu, rơi vào trong tâm ý thức, Phật không hề có cái ý niệm này. Pháp của Phật làm sao mà nói ra? Ứng cơ nói pháp,thật đúng như đại phu trị bệnh cho người, xem bệnh cho thuốc vậy. Bạn nói xem, đại phu có nói pháp không? Có ra phương thuốc hay không? Không có! Xem bạn bị bệnh gì, họ sẽ nói ra nguyên nhân bệnh tật đó của bạn, tình hình bệnh của bạn vàđưa ra phương thuốc cho bạn. Phật nói pháp cũng là như vậy, tùy loại hóa thân, tùy cơ nói pháp, làm gì có nhất định? Nếu như nói Phật có pháp đáng nói thì oan uổng cho Phật, bạn không hiểu được Phật. Có pháp đáng nói đó là tình hình gì vậy? Giống như đại phu ra phương thuốc trước vậy, cho ra một đống phương thuốc, bạn bị bệnh đến tôi đưa phương thuốc này cho bạn, đó chính là có pháp đáng nói. Loại đại phu này nhất định hại chết rất nhiều người. Người uống thuốc chết rồi họ vẫn không chịu thừa nhận, vì sao vậy? Ngươi không chịu bệnh giống như phương thuốc ta đã cho, ngươi sai rồi, phương thuốc của ta không hề sai, ngươi đã bệnh sai rồi, đó gọi là có pháp đáng nói. Cho nên Phật đích thực là không có pháp đáng nói, mà nói vô lượng vô biên pháp. Bạn phải hiểu được cái ý này, phải hiểu rõ chân tướng sự thật thì mới biết chúng ta làm thế nào học tập.

Thế nên trên kinh này Phật nói với chúng ta, một câu A Di Đà Phật, công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn, đó là Thậm Thâm Vi Diệu Pháp. Thế nhưng bạn phải biết niệm. Không biết niệm, người xưa gọi là “đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”. Không biết niệm, tuyệt nhiên không thể nói sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” này mà bạn không biết niệm, trẻ nhỏ ba tuổi cũng biết niệm. Không biết niệm là bạn không biết dụng tâm. Bạn phải dùng tâm như thế nào mà niệm thì mới có hiệu quả? Nếu như có miệng không có tâm thì không có hiệu quả, niệm được nhiều hơn cũng không được. Vậy dùng tâm gì niệm mới có hiệu quả? Vừa rồi mới nói là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng thì có hiệu quả, mới có thể niệm ra được mùi vị của Phật hiệu, gọi là pháp vị. Bạn biết niệm sẽ niệm được pháp hỉ sung mãn, bạn niệm được không chỉ tương ưng với thế giới Tây Phương Cực Lạc, mà còn tương ưng với chân tâm bổn tánh của chính mình, cho nên niệm Phật phải biết niệm. Một ngày từ sớm đến tối A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, một ngày 24 giờ đồng hồ không gián đoạn, trong lòng còn có thị phi nhân ngã, tham-sân-si-mạn, đó gọi là không biết niệm. Loại niệm Phật này sẽ không có thành tựu, đó chân thật gọi là “đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”. Có được lợi ích gì không? Không thể nói không có lợi ích, vì sao vậy? Tốt hơn là đi mắng người, tốt hơn đi nói chuyện phiếm, được cái tốt như vậy. Cho nên mọi người nhất định phải nên hiểu. Bài kệ này tôi chỉ nói với các vị đến đây thôi, ý nghĩa thực tế rất sâu rất rộng, bạn chính mình tỉ mỉ mà thể hội, rất là thú vị.

/ 374