/ 374
768

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 67

Kinh văn: “Vãng nghệ Phật sở, đảnh lễ trường quỳ, hướng Phật hiệp chưởng, tức dĩ già tha tán Phật, phát quảng đại nguyện. Tụng viết”.

Đoạn này là tán Phật phát nguyện. Phía sau có mười kệ tụng, mỗi một câu kệ tụng là bảy chữ, rất gần giống với thể loại thi ca của Trung Quốc.

Trong kinh Phật, thể loại đại khái có mười hai loại, nhà Phật gọi là “thập nhị phân số”, nhưngtừ trên hình thức mà nhìn, cũng không ngoài ba loại. Một loại là văn trường hàng, hiện tại chúng ta gọi nó là thể loại tán văn, trong kinh điển phần nhiều là dùng phương thức này. Loại thứ hai là kệ tụng. Loại thứ ba là mật chú. Luôn luôn trong một bộ kinh, ba thể loại này đều có. Tại vì sao Phật dùng loại phương thức này để nói pháp? Chúng ta phải nên biết, văn trường hàng tiện ở phát huy, không luận nói lý nói sự, có thể nói là lâm ly thống thiết. Thỉnh thoảng xen vào một số thể loại thi ca là có dụng ýriêng. Ý nghĩa thứ nhất, phía trước Phật đã nói rất nhiều, nếu như Phật nói ra những lời giáo huấn nhưng chúng ta không thể ghi nhớ, các vị nghĩ xem làm sao có thể phụng hành? Giáo huấn của Phật quan trọng nhất là y giáo phụng hành, không ghi nhớ thì bạn quyết định không làm được, trừ phi số ít người có được sức ghi nhớ tốt, có thể đem những phương pháp đạo lý Phật đã nói có thể ghi nhớ được, đại đa số không có được năng lực này. Không có năng lực, nhưng trong đây cũng có một số người thông minh, nắm lấy mấy câu quan trọng. Thí dụ chúng ta ở nơi đây giảng kinh, hai giờ đồng hồ này bạn có thể nghe hiểu hai, ba câu, bạn cảm thấy mấy câu nói này rất có thọ dụng đối với chính mình, cố gắng đem nó ghi nhớ, liền có thể được lợi ích, liền có thể được chỗ tốt. Thậm chí mỗi một buổi giảng bạn có thể ghi nhớ một câu, hai câu, mỗi ngày bạn đến nghe kinh, mỗi ngày ghi một câu, hai câu, mỗi năm bạn liền viết được một quyển. Đó là thật, không phải là giả.

Năm xưa tôi ở Liên Xã Phụng Sơn, miền nam Đài Loan. Vào lúc đó, pháp sư Chữ Vân mời tôi giảng kinh một thời gian dài. Tôi ở Đài Bắc cũng có một đạo tràng, đương nhiên không thể bỏ đi đạo tràng Đài Bắc, cho nên mỗi một tháng chỉ đến Phụng Sơn giảng năm ngày. Vào lúc đó, có một vị lão cư sĩ Trần Hoàng Kỳ Hoa, con người này rất có tâm. Bà đã hơn 60 tuổi. Mỗi lần bà đều đến nghe tôi giảng kinh. Sau khi nghe rồi đều viết lại một, hai câu, không nhiều, ít nhất bà cũng viết một câu, nhiều nhất bà cũng không viết quá năm câu. Sau khi tôi giảng xong bà mang đến cho tôi xem, muốn tôi sửa lại cho bà. Rất đơn giản, chỉ có mấy câu. Tích luỹ như vậy ba năm thì bà ra được một quyển sách, hơn nữa quyển sách này phổ biến rất rộng, nghe nói đã in mấy mươi vạn quyển, ngay đến Trung Quốc đại lục cũng có lưu hành. Tương đối không dễ dàng. Bà nói cả đời bà có ý nghĩa nhất chính là làm được cái việc này. Cho nên các vị đều có thể làm theo cách làm như vậy, mỗi lần nghe kinh mang theo một quyển sách nhỏ ghi chép, ghi lại một, hai câu. Đương nhiên tôi cũng không hy vọng các vị đưa cho tôi xem, nhiều người như vậy đưa cho tôi xem thì tôi cũng không làm nổi, thế nhưng rất có thọ dụng, có lợi ích đối với chính mình. Đây là một biện pháp.

Thế Tôn rất tường tận đối với chúng ta, biết được căn tánh của chúng ta không nhạy bén, cho nên sau khi Ngài giảng xong, dùng kệ tụng trùng tuyên lại một lần, loại kệ tụng này gọi là “trùng tụng”. Trong kinh điển nhiều nhất, đại đa số đều là trùng tụng. Trùng tụng chính là đem những gì đã nói phía trước dùng kệ tụng nói lại một lần. Văn tự kệ tụng ít, hơn nữa ngắn gọn, dễ dàng học thuộc. Trên kinh Hoa Nghiêm các vị sẽ đặc biệt xem thấy, kinh Hoa Nghiêm rất nhiều kệ tụng. Kệ tụng chính là muốn bạn phải ghi nhớ, văn trường hàng không thể học thuộc thì bạn đọc kệ tụng. Có thể ghi nhớ thì chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày mới có thể phụng hành, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, lập tức liền nghĩ đến. Khởi tâm động niệm của chúng ta có tương ưng với lời giáo huấn của Phật hay không? Nếu như tương ưng thì rất tốt, chính mình khuyến khích chính mình phải nên nỗ lực hơn, càng tinh tấn hơn. Nếu như không tương ưng, lập tức liền phải biết đó là lỗi lầm của chính mình, chính mình sai lầm, phải y theo giáo huấn của Phật mà cải đổi. Đó là ý nghĩa thứ nhất của kệ tụng, trùng tụng.

Ý nghĩa thứ hai, Phật giảng kinh không giống như lên lớp ở trường. Dạy học ở trường học trò là cố định, đến giờ học thì nhất định phải đến, cho nên giáo trình họ đều có thể tiếp nhận được. Phật giảng kinh cùng pháp hội ngày nay như nhau, không có gò ép, không có ép buộc nào đối với thính chúng, do đó có người đến trước, có người đến sau, thậm chí đến chúng ta giảng kinh ở nơi đây nhiều năm đến như vậy, còn có mấy vị đồng tu hôm nay lần đầu tiên mới đến nghe. Thế Tôn năm xưa giảng kinh nói pháp, loại tình huống này rất nhiều. Thế TônNgài rất từ bi, người mới đến phía trước chưa được nghe thì phải làm sao? Cho nên Phật dùng thể loại kệ tụng để lặp lại một lần, cũng chính là đem chỗ quan trọng đã nói phía trước, đề cương yếu lĩnh giản lược nói lại một lần. Đối với người đến nghe trước, họ sẽ không cảm thấy nhàm chán, người đến sau cũng có thể bổ túc những giáo huấn mà họ chưa được nghe, cho nên kệ tụng ở chỗ này thì rất cần thiết. Đó là Thế Tôn nói pháp phương tiện khéo léo.

/ 374