PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 64
Đức hiệu sau cùng là “Phật”.
Chữ này mọi người nghe rất nhiều. Phật là lượt dịch của Phật Đà, ý nghĩa là trí tuệ, là giác ngộ. Trong trí tuệ có nói ba loại là Nhất thiết trí, Đạo chủng trí, Nhất thiết chủng trí, ba loại trí tuệ viên mãn đầy đủ. “Trí” là thể, “giác” là dụng, họ có thể tự giác, có thể giúp đỡ người khác giác ngộ, làm đến được ta và người viên mãn giác ngộ thì mới được gọi là Phật. Ở đây nói đến tự tha viên mãn giác ngộ thì có một số đồng tu khởi lên nghi hoặc, Phật giúp chúng ta giác ngộ, hiện tại chúng ta vẫn chưa giác ngộ, vì sao Ngài thành Phật rồi? Các vị phải nên biết, giác tâm ý nghĩa viên mãn, vốn dĩ giáo hóa người khác chính là giúp chính mình giác ngộ, chính mình giác ngộ viên mãn rồi chính là tự hành hóa tha viên mãn. Do đây có thể biết, nếu như bạn không phát tâm giác ngộ người khác, bạn chính mình giác ngộ thì không thể được viên mãn. Đây chính là người xưa thường nói: “Giáo học tương trường, sư chất đạo hợp”. Thầy giáo giúp cho học trò, học trò cũng tương trợ thầy giáo, cho nên giáo học thực tế mà nói là giúp nhau thành tựu, lợi ích vô biên, không chỉ là thầy giáo dạy học trò. Cho nên, có vị Bồ Tát nào mà không nhiệt tâm đi giảng kinh nói pháp giáo hoá chúng sanh? Bạn muốn hỏi họ là tại vì sao vậy? Trên thực tế là vì để tự giác. Tự giác giác tha là một sự việc, không phải là hai việc. Không chịu phát tâm giúp người khác thì chính mình không cách gì giác ngộ viên mãn, đạo lý này chúng ta nhất định phải hiểu. Đến lúc nào bạn đi giúp người khác mà không liên can với chính mình thì thành Phật. Sau khi thành Phật, gọi là thừa nguyện tái sanh. Họ chính mình tự giác đã viên mãn rồi, vào lúc đó giúp đỡ tất cả chúng sanh, thuần tuý là giác tha, trong đây không có tự giác. Bồ Tát từ sơ tín vị đến Đẳng giác, giác tha đều là vì tự giác, đến Bồ Tát Đẳng Giác vẫn là như vậy. Vậy thì do đây có thể biết, bạn chân thật muốn tự giác viên mãn thì không thể không nhiệt tâm dạy họ.
Trong quả báo, Phật cũng nói với chúng ta, bố thí tài thì được tiền tài. Bạn phát tài, tiền tài của bạn từ đâu mà có vậy? Ngày nay chúng ta xem thấy trong xã hội có bao nhiêu đại phú trưởng giả, tuổi tác tuy không lớn, chỉ có hai, ba mươi tuổi, vẫn chưa đến bốn mươi nhưng tài sản ức vạn, mà tài sản này tuyệt nhiên không phải là tiền nhân lưu lại cho họ, là chính họ sáng nghiệp mà thành tựu. Người thông minh hơn họ, người tài năng hơn họ rất nhiều, người cùng làm giống nghề nghiệp như họ cũng không ít, tại vì sao họ có thể phát đạt còn người khác không thể phát đạt, thậm chí đến còn bị đào thải, nguyên nhân này do đâu? Trong mạng của họ có, người kia trong mạng không có. Bạn từ nơi một nghề nghiệp nào, bạn dùng trí tuệ năng lực của bạn đều là tăng thượng duyên. Nếu như không có nhân, chỉ riêng có duyên thì không thể kết quả. Quả báo hiện tiền, nhất định là nhân cùng duyên kết hợp mới biến hiện ra quả báo. Nhân là gì vậy? Do đời trước tu tài bố thí, ngay đời này được tiền của. Đời trước tu tài bố thí nhiều thì không luận họ từ nơi một nghề nghiệp nào, họ đều kiếm được ra tiền, vì trong mạng họ có. Nếu như đời trước không có tu tài bố thí, thì bạn từ nơi bất cứ nghề nghiệp nào, bạn đều không kiếm được tiền, vì trong mạng không có thì từ đâu mà có. Người hiểu được đạo lý này không nhiều.
Hiện tại, thông thường người trẻ trên thế giới xem thấy một người nào đó thành công, thì đi nghiên cứu họ xem làm thế nào họ thành công? Cố gắng mà học tập với họ, học được có giống hơn, giống được đến 100% cũng không kiếm được ra tiền. Do nguyên nhân gì vậy? Trong mạng không có thì làm gì có thể học ra được? Cho nên bạn mong muốn phát tài, Phật dạy chúng ta phải tu tài bố thí; bạn hy vọng được thông minh trí tuệ thì bạn phải tu pháp bố thí; mong muốn khoẻ mạnh sống lâu thì bạn phải tu bố thí vô uý. Bạn không chịu tu nhân thì làm gì có được quả báo? Phật nói với chúng ta đó là chân thật, đó là chánh pháp. Không thể nói chúng ta cầu Phật thì Phật có thể bảo hộ chúng ta thăng quan phát tài, không hề có đạo lý này. Nếu như cầu Phật, Phật liền bảo hộ bạn, thì chẳng phải là đã đem định luật nhân quả đánh đổ mất rồi. Phật cũng không có năng lực đánh đổ được định luật nhân quả. Năng lực của Phật là dạy chúng ta tu nhân chứng quả, đó gọi là “trồng nhân thiện, được thiện quả”. Đây là Phật nói. Phật không gạt người, lời Phật nói mỗi câu đều là chân thật. Nếu như người đã được thiện quả, thông đạt đạo lý này, lại chịu tu bố thí, vậy phước báo của họ sẽ rất lớn, càng ngày càng thù thắng, không chỉ phước báo một đời này họ hưởng không hết, mà phước báo đời đời kiếp kiếp cũng hưởng không hết.