/ 28
273

Địa Tạng Kinh Huyền Nghĩa

Tập 20

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 1999

Địa điểm: Tịnh Tông  Học Hội - Singapore

 

Hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục xem đoạn “thập thừa quán pháp”, trong mười câu này đoạn trước chúng ta nói qua ba câu rồi. Hôm nay xem từ câu thứ tư.

“Đệ tứ phá pháp biến, dĩ tam quán phá tam hoặc, tam quán nhất tâm, vô hoặc bất phá”. Vấn đề này, đối với chúng ta mà nói, có thể nói là vô cùng quan trọng. “Tam hoặc” ba loại mê hoặc. Trong đây chính là chỉ cho kiến tư phiền não, trần sa phiền não, vô minh phiền não. Ba loại lớn này, ba loại mê hoặc, làm thế nào để phá trừ mê này, đây là nói phá mê khai ngộ. Phá kiến tư phiền não, quí vị liền đắc chánh giác. Phá trần sa phiền não quí vị liền đắc chánh đẳng chánh giác. Phá vô minh phiền não quí vị liền đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên A nậu đa la tam miệu tam bồ đề là nói về quả, vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đây là mục đích mà người học Phật mong cầu. Bất luận tông phái nào, pháp môn nào, bất luận là Thế Tôn một đời giáo hóa, hay là tất cả những giáo huấn của ba đời chư Phật, tất cả đều lấy đây làm mục đích. Cho nên mới nói pháp môn bình đẳng, không hai không khác, mới nói tất cả đều quy về một mối, đều quy về phá tam hoặc, thành tựu vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Dùng phương pháp gì để phá tam hoặc? Phương pháp rất nhiều. Phật ở trong kinh nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, tám vạn bốn ngàn loại phương pháp khác nhau. Trong tứ hoằng thệ nguyện chúng ta đọc đến “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, vô lượng vô biên phương pháp đều là vì vấn đề này. Tông Thiên Thai trong rất nhiều phương pháp, họ dùng phương pháp chỉ quán này. Chỉ quán, thực sự mà nói là chỗ ngộ của tông Thiên Thai, hiện tại mà nói là phát minh của tông Thiên Thai. Đây là trí tuệ chân thật. Cho nên đương thời cao tăng Tây vực đến Trung Quốc truyền giáo, nhìn thấy những phương pháp mà Đại sư Thiên Thai dùng đến, họ vô cùng tán thán. Nói phương pháp này và phương pháp mà đức Thế Tôn giảng trong hội Lăng Nghiêm giống nhau. Thời đó người Trung Quốc tuy đã đến Tây vực để cầu pháp, nhưng chưa thấy bộ Kinh Lăng Nghiêm này. Không những chưa từng thấy qua, nghe cũng chưa từng nghe đến. Nguyên nhân là gì? Từ triều đình đến nhân dân của Ấn Độ,  bao gồm cả người xuất gia, cho rằng Lăng Nghiêm là bảo tạng duy nhất của quốc gia. Người nước ngoài đến lưu học, những Phật Pháp khác có thể cho họ xem, kinh điển đưa cho họ xem, Kinh Lăng Nghiêm là bí mật, không chịu truyền cho người khác, xẻn pháp. Cho nên Ấn Độ hiện tại Phật pháp không còn nữa, quả báo của xẻn pháp.

Kinh Lăng Nghiêm truyền đến Trung Quốc vô cùng khó khăn. Ba La Mật Đế để hết tâm tư lén đem đến Trung Quốc, thời đó đem đến Trung Quốc, hải quan khám xét rất nghiêm, soát trên thân. Hai lần đầu đều bị rà soát ra. Nói cho cùng ông ấy là người xuất gia, nên không có trách mắng gì. Lần thứ ba xẻ cánh tay ra, dấu kinh vào trong đó, rồi để cho nó liền lại, lành lại rồi, như vậy mới xuất cảnh, người ta rà soát soát không ra, đem kinh này đưa đến Trung Quốc. Sau khi đem đến, lại rạch cánh tay, lấy kinh ra. Vậy là viết thành chữ rất nhỏ, rất nhỏ, chữ đó rất nhỏ. Quí vị xem xem bút ký mà đại sư Hoằng Nhất viết, quí vị đã xem qua hay chưa? Cư sĩ Lý Mộc Nguyên đưa cho quí vị xem, quí vị chưa xem đến à? Chưa xem đến thì tìm Lý cư sĩ, kêu ông ấy đem đến cho quí vị xem xem, quí vị mới hiểu được một thời cao tăng thành tựu như thế nào. Chúng ta ngày nay học tập, so với thế hệ trước, thì đi xách dép cỏ cho người ta họ cũng không cần, chúng ta luôn luôn ra vẻ ta đây, xem xem sự cần khổ của người ta, ngài viết chữ thực sự nhỏ như kiến vậy, còn nhỏ hơn chữ mà hiện tại chúng ta thấy trên báo, chữ khải chân phương, từng nét từng nét, từng nét thẳng thắn, tinh thần làm học vấn của người ta, quí vị sau khi xem xong còn có lời gì mà nói nữa? Ba La Mật Đế cũng dùng phương thức này để mang kinh Lăng Nghiêm đến Trung Quốc, lén đem ra nước ngoài. Lén đem đi là phạm pháp, sau khi đem đi rồi, kinh đưa đến Trung Quốc, nhanh chóng trở về, vì sao vậy? Sợ trên triều đình trách mắng nhân viên hải quan mất chức, vì sao lại để cho người ta lén đem quốc bảo ra nước ngoài. Ông ấy trở về nhận tội. Trở về nhận sự trừng phạt. Quí vị nghĩ xem tinh thần như vậy, vì pháp mà quên thân, thà xả bỏ sinh mạng, cũng phải đem Phật Pháp truyền khắp thế gian. Cho nên đại sư Trí Giả suốt đời chưa từng thấy được Kinh Lăng Nghiêm, chỉ là từ lời Cao tăng Ấn Độ nghe nói, Ấn Độ  có một bộ kinh như vậy. Cương lĩnh tu hành mà Phật nói đến và tông Thiên Thai phát minh “tam chỉ tam quán” vô cùng tương tự. Đại sư Thiên Thai tại núi Thiên Thai dựng một đài bái kinh, quí vị hiện nay có thể cũng đã đi thăm rồi. Mỗi một ngày, đại sư Trí Giả ở nơi đó hướng về phương tây lễ bái, cầu cảm ứng, cầu cho bộ kinh này có thể đến được Trung Quốc, lạy 18 năm, mãi cho đến lúc Ngài viên tịch. Tinh thần này đáng khâm phục. Cảm ứng pháp sư Ba La Mật Đế, lén đem bộ kinh này đến Trung Quốc. Sự tinh thành của đại sư Trí Giả lễ bái đến 18 năm.

/ 28