/ 28
342

Địa Tạng Kinh Huyền Nghĩa

Tập 16

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 1999

Địa điểm: Tịnh Tông  Học Hội - Singapore

 

Mời mở kinh bổn ra, Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh, luận quán trang thứ 15! Chúng ta đọc qua kinh văn hàng thứ nhất một lần, bắt đầu đọc câu thứ hai.

“Kim Địa Tạng đại sĩ hiện thân lục đạo, ư tứ bất khả thuyết dụng tứ tất đàn, phó duyên tùy cơ thuyết giáo, hóa chuyển vật tâm đại khái bất việt thử tam”. Đoạn này đã nói tường tận cho quí vị rồi. Tứ tất đàn và tứ nhiếp pháp, là phương thức mà mười phương ba đời tất cả chư Phật hóa độ chúng sanh. Chúng ta nhất định phải học tập. Đem tứ tất, tứ nhiếp làm nguyên tắc xử sự, đối người, tiếp vật của bản thân chúng ta. Cũng tức là nói, dùng lời bây giờ mà nói là làm thế nào để làm cho tốt những mối quan hệ xã hội, làm thế nào để giao tiếp với tất cả chúng sanh, đây là phương pháp tốt nhất, có thể hòa thuận với tất cả tộc quần, với tất cả những nền văn hóa khác nhau. Hai phương pháp này vô cùng quí báu. Phật có thể phổ độ chúng sanh trong mười pháp giới, có thể gặt hái được những thành tựu viên mãn như vậy, chính là dùng phương pháp này. Chúng ta nên ghi nhớ, “hóa chuyển vật tâm”, hóa chuyển ba mục tiêu trước đây, chính là giúp đỡ chúng sanh chuyển ác làm thiện, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh, là ba mục tiêu này.

Đại sư Thanh Liên từ trên cơ sở này mà phán giáo tướng. Đây là ngài đem y cứ của phán giáo nói ra cho chúng ta. Điều văn trong luận quán trước đây đích thực là rất hay, đặc biệt là người hiện tại chúng ta bắt buộc phải học tập.

Dưới đây ngài dùng phương thức của tông Thiên Thai. Đại sư Thanh Liên ngài học về tông Thiên Thai. Dùng “ngũ thời” phân pháp của tông Thiên Thai. Ngũ thời này ở đây trong hàng thứ ba:

“Nhất Hoa Nghiêm thời

Nhị Lộc Uyển thời

Tam Phương Đẳng thời.

Tứ Bát Nhã thời.

Ngũ Pháp Hoa Niết Bàn thời”.

Đức Thế Tôn năm xưa tại thế đích thực là tùy cơ thuyết giáo. Ngài không có hình thức trường học, cũng không có phân trình độ học sinh, mọi người đều cùng nhau nghe Phật giảng kinh thuyết pháp. Phật thuyết pháp đa phần đều là có người khởi thỉnh, trong thính chúng hoặc là người xuất gia hoặc là người tại gia, nêu ra vấn đề của họ, Đức Phật ngay trong hội chúng giải đáp cho mọi người. Cho nên chúng ta thấy trong kinh điển rất nhiều đều là vì đương cơ mà giải đáp. Phật tuy là vì một người mà giải đáp, hoặc là vì thiểu số người mà giải đáp, nhưng ý nghĩa mà Đức Phật giảng đều rất sâu rất rộng, có thể khế nhập tất cả những căn cơ khác nhau. Đây là điều chúng ta nói Phật thuyết pháp viên âm, viên mãn chi âm. Phật dùng một âm mà thuyết pháp, chúng sanh tùy loại mài được hiểu. Người lợi căn, người trình độ cao, họ nghe ý nghĩa sâu rộng. Người hạ căn, người trình độ kém, ý nghĩa họ nghe được nhỏ hẹp. Nói tóm lại, đều có thể được lợi ích. Đây là chân tướng một đời Đức Phật thuyết pháp.

Phân khoa phann giáo, đây là việc của người đời sau. Tổ sư đại đức vì thuận lợi cho người đời sau, người đời sau đích thực không bằng đời trước đó. Chúng ta thường nói đời sau hơn hẳn đời trước. Về văn minh khoa học kỹ thuật đích thực là như vậy, thế hệ sau chắc chắn hơn hẳn thế hệ trước. Nhưng trong Phật Pháp, trong giáo dục đạo đức của Trung Quốc ngày xưa, đích thực là thế hệ sau không bằng thế hệ trước. Cho nên pháp vận của Phật, chư vị hiểu được, chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp, diệt pháp. Đây không phải là nói rõ thế hệ sau không bằng thế hệ trước sao? Từ đó có thể biết, sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật, tác dụng phụ của nó chính là sự thoái hóa của luân lý đạo đức. Những vật dục của nhân loại, tham, sân, si, mạn tăng trưởng. Tỉ mỉ mà phản tỉnh, mà tư duy, thì không phải là hiện tượng tốt. Cho nên cổ thánh tiên hiền không đề xướng những việc này. Chúng ta chắc chắn không phải là thông minh tài trí không bằng người nước ngoài, hiện tại người nước ngoài cũng thừa nhận, chúng ta là dân tộc thông minh nhất trên thế giới. Chúng ta vì sao không đề xướng? Người xưa có trí tuệ chân thật, biết được những thứ này nếu như muốn đề xướng, muốn phát triển sẽ làm cho ngày tận thế mà người nước ngoài nói đến xảy ra sớm hơn. Người có trí tuệ không làm những việc này, tức làm cho ngày tận thế lùi lại, lùi lại tốt hơn. Người nước ngoài làm những việc này, là làm cho ngày tận thế xảy ra sớm hơn. Đặc biệt họ nói đến sớm hơn tức là năm nay, năm 1999 thế giới tận thế. Những điều này chúng ta phải thấy cho rõ ràng, cho thấu đáo. Những gì là lợi ích chân thật? Những gì là thiện quả chân thật. Chúng ta nếu như đạt được là thiện quả thật sự, là lợi ích chân thật. Cổ nhân vì lợi ích cho người hiện tại, tiện lợi cho người hiện tại học tập, đem tất cả pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni 49 năm đã thuyết, phân loại, chỉnh lý, tiện lợi cho người sơ học. Giống như trường học hiện nay sắp xếp khóa trình vậy, những thứ nào xếp cho lớp một, những thứ nào xếp cho lớp hai. Đây là Tổ sư Đại đức họ dụng tâm. Phật Thích Ca Mâu Ni đương thời không có ý nghĩ này, cũng không có cách nghĩ này, cũng không có cách làm này.

/ 28