32Chủ Nhật, 26/01/2025, 16:52

VẤN ĐÁP HỌC PHẬT

Kỳ 33

Giải đáp: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: 19/05/2006

Địa điểm: Hiệp hội giáo dục Phật-đà Hồng Kông

Việt dịch: Ban biên dịch Pháp Âm Tuyên Lưu


Quý vị pháp sư, quý vị đồng tu, hôm nay là chúng ta giải đáp câu hỏi. Ở đây tổng cộng có mười mấy câu hỏi, trước tiên là bốn câu hỏi của đồng tu Hồng Kông.

Hỏi: Đầu tiên, xin hỏi trong kinh Địa Tạng nhắc đến rất nhiều cúng dường, có ý nghĩa biểu pháp gì?

Đáp: Trong Phật pháp không chỉ là cúng dường, có thể nói là tất cả mọi thiết lập đều là ý nghĩa biểu pháp. Bạn phải hiểu được nghĩa thú của những biểu pháp này, gần như đều ở trong kinh Hoa Nghiêm. Phía trước chúng ta giảng Hoa Nghiêm đều giảng rất chi tiết, nhưng mà thời gian rất dài rồi, các bạn có thể tìm ở phần trước của kinh Hoa Nghiêm. Hiện tại chúng ta đã giảng hơn 3.000 tiếng đồng hồ, đại khái nằm ở 500 tiếng đồng hồ phía trước, ở những chỗ này nói đến rất nhiều, đều có ý nghĩa biểu pháp. Trong Địa Tạng Kinh Khoa Chú, đây là những năm đầu thời Thanh pháp sư Linh Thừa chú giải, cũng nói rất chi tiết, trong chú giải nói rất chi tiết. Trong lúc giảng kinh Địa Tạng, cũng từng báo cáo với các bạn từng chuyện một. Giảng ký của kinh Địa Tạng tương đối ngắn, người nghe cũng rất nhiều, có thể cho mọi người làm tham khảo.

Hỏi: Thứ hai, liệu có nhất thiết phải dựa theo cúng dường như trong kinh điển nói thì mới là như pháp hay không?

Đáp: Những điều trong kinh nói tới là lấy ví dụ, bởi vì thời đại khác nhau, phương thức tư duy không giống nhau, đời sống cũng có biến hóa rất lớn, xưa nay khác nhau. Cho nên phải hiểu được cúng dường, cho nên hết thảy cúng dường có một nguyên tắc lớn nhất định phải biết. Không phải là cúng dường để Phật Bồ-tát hưởng thụ, Phật Bồ-tát đối với những thứ trong lục đạo của chúng ta, có thể nói là các ngài không dính nhiễm chút nào. Biểu pháp là nhắc nhở bản thân chúng ta, dụng ý là ở chỗ này. Ví dụ nói cúng dường phổ thông nhất, đơn giản nhất là cúng nước, trước mặt Phật Bồ-tát cúng một ly nước. Nước có ý nghĩa gì? Tuyệt đối không phải là để Phật Bồ-tát uống, các ngài không uống thứ này, đây là nhắc nhở tâm của chúng ta phải giống như nước, nước thanh tịnh, nước bình đẳng, là lấy ý nghĩa này. Cho nên nhìn thấy nước sẽ nghĩ đến tâm của chúng ta, cho dù là đối với người, đối với việc, đối với hết thảy vạn vật đều phải bình đẳng, đều phải thanh tịnh, không được có ô nhiễm, là lấy ý nghĩa này để cho chúng ta thấy, nhắc nhở chúng ta.

Chúng ta thắp một cây nhang, nhang cũng là cúng dường, cũng không phải là Phật muốn ngửi mùi thơm này, không phải vậy. Nhang đại biểu tín, giới định chân hương, ngũ phần pháp thân hương, để chúng ta nhìn thấy nhang, ngửi thấy mùi nhang thì sẽ nghĩ đến tam học giới định tuệ, sẽ nghĩ đến ngũ phần pháp thân. Cho nên đều là nhắc nhở chính mình, phải hiểu đạo lý này. Cúng dường đèn nến, đèn dầu, nến là đại biểu ý nghĩa gì? Dạy chúng ta nhìn thấy cây nến, đốt cháy chính mình, soi sáng người khác, ý nghĩa này là thế nào? Nhìn thấy thứ này thì chúng ta làm người xử thế phải hiểu được hi sinh cống hiến, vì người quên mình, là lấy ý nghĩa này.

Ngay cả kiến trúc cũng không ngoại lệ, bạn xem điện thờ Phật, chúng ta hiện tại ở trong tòa nhà, đây là quyền xảo phương tiện. Chính thức xây Phật đường, xây điện thờ Phật, bạn xem bên ngoài là hai lớp, bên trong là một lớp. Hai lớp đại biểu điều gì? Đại biểu cho chân đế và tục đế, đây là pháp thế gian và pháp xuất thế gian mà chúng ta nói tới, là hai loại này; nhưng mà trong đó là giống nhau, pháp thế gian và pháp xuất thế gian là một, không phải hai, nó đại biểu ý nghĩa này. Không có thứ nào không có ý nghĩa, có lúc giảng kinh, chúng tôi cũng nói bổ sung, bạn đều phải hiểu. Bạn hiểu thì toàn bộ đều là giáo dục, nhất định phải biết điều này.

Hỏi: Câu hỏi thứ ba, sau khi đức Phật xuất thế, bước đi bảy bước, một ngón tay chỉ trời, một ngón tay chỉ đất rồi nói “thiên thượng nhân gian, duy ngã độc tôn”. Xin hỏi hàm nghĩa trong đó, có phải là đức Phật không khiêm hạ không?

Đáp: Không sai, hiếm có người như bạn đưa ra câu hỏi này, nhưng mà không phải một mình bạn đưa ra câu hỏi này, lúc Thích-ca Mâu-ni Phật tại thế đã có người hỏi câu này, mà người có thắc mắc này qua nhiều thế hệ cũng rất nhiều. Thắc mắc này sanh ra từ chỗ nào? Đó là câu “duy ngã độc tôn”. “Ngã” là ý nghĩa gì? Không ai biết được. Ngã này, không phải là không phải là “ngã” trong khái niệm hiện nay của chúng ta, chấp trước là ngã, không phải vậy. “Ngã” này là thường lạc ngã tịnh, chân ngã. Cho nên Thiền tông nói “mặt mũi vốn có trước khi cha mẹ chưa sanh”, đó chính là ngã, nếu bạn tìm được cái ngã này thì bạn sẽ thành Phật, là ý nghĩa này. Ý nghĩa này quá sâu, người bình thường không hiểu. Nếu bạn dùng ý nghĩa thông thường để thể hội, vậy thì quá sai rồi, xuyên tạc ý nghĩa của kinh điển.