58Thứ Năm, 06/07/2023, 21:30
97 · Nói Rõ Giáo Dục Của Phật Đà - 5

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng thứ Năm, ngày 06/07/2023

****************************

NỘI DUNG HỌC TẬP “TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ GIA NGÔN LỤC”

“PHẦN II - CHƯƠNG V – NÓI RÕ GIÁO DỤC CỦA PHẬT ĐÀ” (BÀI NĂM)

Hòa Thượng nói: “Thời cổ đại con người luôn mong cầu và hướng cuộc sống đến hòa bình cùng tồn tại phát triển với tinh thần tương thân tương ái. Xã hội ngày nay con người thích khích lệ cạnh tranh, đấu tranh. Cạnh tranh và đấu tranh là hai biểu hiện của trạng thái xung đột”. Hiện tại cuộc sống chúng ta thường xảy ra xung đột do nhiều người làm ác. Chúng sanh chỉ lo làm lợi mình hại người dẫn đến con người mất niềm tin vào điều tốt, mất niềm tin vào nhân quả vì vậy những người làm điều tốt sẽ bị nghi ngờ, xét đoán.

Hòa Thượng nói:Trên Kinh Hoa Nghiêm dạy: “ta và người là một thể, một là tất cả, tất cả là một”. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc của người khác là hạnh phúc của mình, nỗi đau của người khác là nỗi đau của mình. Giữa người với người không thể làm nhau đau khổ”. Đạo lí này chúng ta đều hiểu trên mặt chữ nhưng để áp dụng vào cuộc sống hiện nay thì ít người chịu thực hành, họ đang hằng ngày làm mọi thứ để đáp ứng dục vọng hưởng thụ của bản thân mà không quan tâm hoàn cảnh xung quanh. Những người học Phật chúng ta phải luôn quán chiếu bản thân, phước báu của mình dành cho chúng sanh khổ nạn là chúng ta đang chuyển vật chất thành phước báu, tích lũy phước báu.  

Hòa Thượng nói: “Trên Kinh Đại Thừa dạy: “tận hư không pháp giới là cùng một thể địa ngục và pháp giới của Phật cũng là một thể, đều có thể dung hòa. Hiện nay con người chìm đắm trong phân biệt, chấp trước nên không thể nào cùng một thể. Chư Phật Như Lai lấy kinh nghiệm, phương pháp tu học của các Ngài để giáo hóa và làm lợi ích chúng sanh không dấu diếm. Đây chính là giáo dục, giáo học của Phật Đà”. Giáo dục của Phật Đà là giáo dục trí thiện, viên mãn đối với chúng sanh khắp pháp giới.

Hòa Thượng nói: “Chư Phật Như Lai đến thế gian tận tâm tận lực cứu giúp chúng sanh không có ý niệm chiếm hữu, khống chế. Các Ngài dùng tất cả phương thức tốt đẹp nhất để cứu giúp chúng sanh. Ngày nay một số người mượn danh nghĩa, hình tượng, giáo học nhà Phật để truc lợi. Đây là họ đã phá hoại hình tượng của Phật Pháp như trên Kinh Hoa Nghiêm Phật nói: “Chúng sanh thời mạt pháp luôn vì tư lợi cho bản thân, tư lợi cho bá đồ của mình”

Những người học Phật chúng ta nếu làm mọi việc vì tâm khống chế, chiếm hữu là hoàn toàn sai với tinh thần xả mình vì người của giáo lí nhà Phật. Chúng ta nên hộ pháp, chung tay hỗ trợ những người đang ngày đêm vì chúng sanh, vì lợi ích của xã hội phục vụ.  

Hòa Thượng nói: “Phật là một vị Thầy làm công tác giáo dục, Ngài chỉ có hi sinh, không mong cầu được hồi đáp. Đây chính là điểm Phật, Bồ Tát khiến chúng sanh kính ngưỡng”. Khi Phật ở thế gian, Ngài đã trải qua đời sống tiết kiệm, mức độ đời sống rất thấp, mỗi ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm, đó là Phật đang thị hiện tấm gương cho chúng sanh học tập”. Những người học Phật chúng ta nên làm theo hạnh của Phật. Trong cuộc sống nếu chúng ta ham thích hưởng thụ thì phước báu sẽ nhanh cạn hết.

Hòa Thượng nói: “Trên Kinh Hoa Nghiêm dạy: “người hộ trì chánh pháp là người đem giáo huấn của Phật phát dương quang đại, là người thật học tập làm để ảnh hưởng những người xung quanh. Người chánh pháp là người có giáo, lý, hành quả có nghĩa là người được biết đến lý thuyết, biết đến giáo dục chân thật của Phật và có ứng nghiệm nhờ quá trình thực hành. Ví dụ chúng ta muốn ăn quả dưa phải gieo hạt dưa xuống đất, chăm sóc cây từ nhỏ đến khi trưởng thành ra hoa kết trái thành quả dưa đó là quy trình đúng quy luật tự nhiên. Ngược lại, chúng ta gieo hạt ớt mà muốn ra hoa kết trái quả dưa là quy trình trái quy luật tự nhiên.

Trái với chánh pháp là tà pháp, người tà pháp là người hiểu sai giáo lý, hiểu sai giáo dục của Phật dẫn đến thực hành sai nguyên lý. Những người học theo tà pháp họ chỉ mong cầu được phước báu mà không thật thực hành đúng như lý như pháp. Thầy Thái Lễ Húc dạy: “Cha Mẹ ăn muối nhiều hơn chúng ta ăn cơm, Cha Mẹ đi cầu khỉ nhiều hơn chúng ta đi đất bằng”. Chúng ta muốn trở thành người thông đạt ai cũng đều phải trải qua quá trình tôi luyện dài lâu. Người biết mang vật chất chuyển thành phước báu là người có trí tuệ, còn người mang phước báu chuyển thành vật chất là người không có trí tuệ. Chúng ta chân thật thực việc hành tu phước báu mới cảm ngộ được kết quả tuyệt vời của việc làm đó.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook