151Thứ Sáu, 07/04/2023, 20:23
9 · Chương II - Nói Rõ Phương Pháp Niệm Phật - 7

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng thứ Sáu, ngày 07/04/2023

****************************

NỘI DUNG HỌC TẬP “TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ GIA NGÔN LỤC”

 “CHƯƠNG II : NÓI RÕ PHƯƠNG PHÁP NIỆM PHẬT” (PHẦN BẢY)

Hòa Thượng nói: “Nguyên tắc của sự tu học là: “Phát Tâm Bồ Đề, nhất hướng chuyên niệm”. Tâm Bồ Đề là chúng ta chính mình có tâm cầu vãng sanh Tịnh Độ, đồng thời chúng ta mỗi niệm dùng những phương tiện khéo léo nhất giới thiệu pháp môn niệm Phật với chúng sanh”. “Nhất hướng” là một phương hướng, một tâm. Chúng ta hết lòng, hết dạ hướng đến Tây Phương Cực Lạc, đồng thời chúng ta phải có tâm làm lợi ích cho chúng sanh, đem Phật pháp, đem pháp môn niệm Phật, đem chuẩn mực Thánh Hiền giới thiệu cho chúng sanh. Chúng ta phải dũng mãnh, tinh tấn một cách “đặc biệt”. Chúng ta dũng mãnh, tinh tấn một cách đặc biệt mà chúng ta còn chưa thể làm chúng sanh cảm động vậy thì chúng ta chỉ nói thì người khác chưa thể tin.

Khi chúng ta bắt đầu học 1200 chuyên đề, nếu tôi chỉ học vài chục chuyên đề rồi bỏ cuộc thì mọi người sẽ chê cười tôi. Khi chúng ta học được hơn 700 chuyên đề, lúc này nếu tôi mất đi mọi người cũng không nói là tôi lười biếng, chểnh mảng nữa. Khi chúng ta đang học 1200 chuyên đề, tôi vẫn bôn ba khắp miền Nam Bắc nhưng tôi luôn vào lớp học không trễ một phút nào, tôi luôn dạy trước 4 giờ sáng. Tôi làm như vậy vẫn chưa được coi là dũng mãnh, tinh tấn một cách đặc biệt!

Hòa Thượng nhắc chúng ta: “Ngoài việc chúng ta hết lòng, hết dạ cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta phải dùng phương tiện khéo léo nhất đem pháp môn niệm Phật, chuẩn mực Thánh Hiền giới thiệu cho chúng sanh”. Chúng ta giới thiệu bằng cách chính mình làm ra biểu pháp cho chúng sanh. Có người hỏi Hòa Thượng, vì sao pháp duyên của Ngài thù thắng như vậy. Trước đây, có người cũng thắc mắc, tôi chỉ là một cư sĩ vậy thì tại sao phải gọi tôi là Thầy. Người dạy lái xe, người dạy đàn người ta cũng gọi là Thầy còn tôi đã dùng cả cuộc đời để nỗ lực dạy học trò.

Ba vợ của tôi là công nhân sắp chữ, khi ông già, vẫn có học trò ở trong nước, ngoài nước đến thăm tặng quà cho ông. Ông được học trò nhớ đến vì ông luôn dụng công, tận tâm, tận lực dạy cho học trò. Mỗi khi đi làm ông thường xách theo cặp lồng đựng cơm chay, ông sống rất tình người, ông thường đến thăm mọi người, ông không có nhiều tiền nhưng đi đâu ông cũng tặng quà. Một ngày ông tụng năm thời Kinh, sáng ông tụng “Kinh Lăng Nghiêm”, tối ông tụng “Kinh A Di Đà”, niệm Phật cầu vãng sanh.

Khi ba tôi về già, các gì đều muốn chăm sóc ông, tôi cũng luôn chu cấp cho ông. Ông là tấm gương dùng thiện xảo để làm tấm gương cho người. Ông mất vì bệnh tiểu đường, khi lâm chung, lúc nào tỉnh táo thì ông đều niệm “A Di Đà Phật”, những vết lở loét trên thân thể ông đều lành lặn lại. Khi ông ra đi, tất cả họ hàng, bà con đều đến đưa tiễn. Ông chân thật dụng tâm vì người, chân thật dụng tâm tu hành làm ra biểu pháp cho người. Gì Hai của tôi không có gia đình, khi đến ngày giỗ của ông bà thì gì Hai toàn tâm toàn ý cúng chay, gì Hai cũng rất thương ba tôi. Khi tôi về quê, gì hai nói cho tôi miếng đất nhưng tôi từ chối. Gì Hai chắc cũng đã cảm nhận được tấm lòng chân thành của tôi nên gì mới có hành động như vậy! Trên Kinh dạy chúng ta: “Phát Tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm”. Tâm chúng ta một lòng một dạ hướng đến Tây Phương Cực Lạc, đồng thời chúng ta phải dùng phương tiện khéo léo nhất mang pháp môn niệm Phật giới thiệu cho mọi người.

Hòa Thượng nói: “Chúng ta tích cực mang pháp môn Tịnh Độ giới thiệu cho mọi người vì chúng ta biết rõ, chỉ có pháp môn này mới có thể giúp mọi người đoạn phiền não, ra khỏi tam giới, bất thoái thành Phật”. “Tam giới” là dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Chúng sanh ở cõi trời Phi Phi Tưởng Giới có tuổi thọ là tám vạn đại kiếp nhưng khi tuổi thọ hết thì có thể những chúng sanh này cũng phải vào vòng sinh tử luân hồi.

Hòa Thượng nói: “Việc lớn nhất trong đời người tu pháp môn Tịnh Độ chính là cầu sinh Tịnh Độ và đem pháp môn này giới thiệu cho mọi người. Đây là “Tự hành, hóa tha”. Ngoài niệm này ra chúng ta không có niệm nào khác”. “Tự hành hóa tha” là tự mình hành trì, tu tập và giúp người tu tập. Hòa Thượng từng nhắc: “Chúng ta đừng lầm tưởng vọng tưởng là nguyện vọng”. Hàng ngày, chúng ta sống, làm việc trong vọng tưởng nhưng chúng ta lầm tưởng rằng đó là nguyện vọng. Chúng ta vọng tưởng thì chúng ta sẽ có phiền não. Chúng ta chính mình phiền não và làm cho người khác cũng phiền não vậy thì chúng ta không thể có phước báu.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook