65Thứ Hai, 08/05/2023, 15:51
40 · Chương II - Nói Rõ Các Pháp Tu Trì - 10

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng thứ Hai, ngày 08/05/2023

****************************

NỘI DUNG HỌC TẬP “TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ GIA NGÔN LỤC”

“CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP TU TRÌ NIỆM PHẬT”

NÓI RÕ CÁC PHÁP TU TRÌ (PHẦN MƯỜI)

Người xưa nói: “Tâm viên ý mã”. Tâm của chúng ta giống như con khỉ chuyền cành. Ý của chúng ta giống như con ngựa ở ngoài đồng hoang. Tâm chúng ta chuyển biến, thay đổi rất nhanh, chỉ sau một ý niệm thì tâm của chúng ta đã khác. Chúng ta thường tiếc nuối, hối hận vì những việc mình đã làm. Chúng ta muốn có hằng tâm trong tu hành thì chúng ta phải dũng mãnh, kiên trì một cách đặc biệt. Chúng ta phải cẩn trọng chọn lựa những việc chúng ta làm để chúng ta không phải tiếc nuối vì mình đã lãng phí thời gian, công sức. Chúng ta chọn lựa đúng, làm đúng thì chắc chắn chúng ta có kết quả đúng.

Thầy Thái từng nói, nếu lúc trẻ chúng ta ham chơi, không chịu học thì đến khi chúng ta phải gánh vác việc chúng ta sẽ không biết phải làm như thế nào. Chúng ta còn trẻ thì chúng ta phải cố gắng học tập, nếu không thì chúng ta sẽ không biết cách làm hoặc chúng ta làm hỏng việc của tập thể.

Hòa Thượng dạy, khi làm mọi việc chúng ta đều phải dùng tâm chân thành. “Tâm chân thành” là một mảng tâm hy sinh phụng hiến, cho đi một cách vô điều kiện, không có sự so đo tính toán. Chúng ta làm bằng tâm vô điều kiện hay làm bằng tâm có điều kiện thì mọi người đều sẽ nhận ra. Nếu chúng ta làm bằng tâm vô điều kiện thì việc làm của chúng ta sẽ thành công. Chúng ta làm bằng tâm có điều kiện, nghĩa là chúng ta làm vì mình, vì cái của mình thì chúng ta sẽ làm hỏng việc. Hòa Thượng nói: “Chúng ta chỉ giấu được những người tâm ý qua loa, chỉ cần người có tâm se se thanh tịnh thì họ sẽ nhận ra”.

Hòa Thượng nói: “Khi chúng ta làm bất cứ việc gì, nhất là khi chúng ta đọc Kinh, học giáo thì chúng ta phải dùng tâm chân thành, thanh tịnh, cung kính để làm vậy thì chúng ta nhất định sẽ có chỗ ngộ”. Chúng ta đọc Kinh hay làm việc thì chúng ta đều sẽ có chỗ ngộ. Chỗ ngộ của đọc Kinh hay làm việc không khác nhau. Nếu khi chúng ta đọc Kinh hay chúng ta làm việc mà chúng ta có chỗ ngộ khác nhau thì chúng ta đã có hai tâm. Người thế gian gọi đây là: “Hai tâm ba ý”. Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”. Một là tất cả, tất cả là một. Chỗ ngộ của đọc Kinh, nghiên giáo hay chỗ ngộ của làm việc, của đối nhân xử thế tiếp vật như nhau.

Hòa Thượng nói: “Có một số người khi họ đọc Kinh, nghe pháp thì họ cảm thấy rất khổ, nhưng cũng có một số người khi họ làm việc thì họ cảm thấy rất khổ. Đó là bởi vì họ dùng tâm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước để làm mọi việc”. Khi tôi khởi ý định làm một việc, tôi cũng chưa biết rõ ràng cách làm mà tôi chỉ nghĩ việc đó nhất định sẽ tốt cho chúng sanh. Chúng ta khởi tâm chân thành thì rất nhiều người, nhiều chúng sanh ở tầng không gian khác sẽ đồng cảm với chúng ta.

Hệ thống các vườn rau sạch của chúng ta đang phát triển rất nhanh, chúng ta đã có các vườn rau sạch ở Tây Ninh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh và Sóc Trăng... Hệ thống làm đậu sạch của chúng ta cũng đang phát triển rất tốt, chi phí xây dựng một quy trình sản xuất đậu sạch đã giảm từ 50 triệu xuống còn hơn 10 triệu. Nếu chúng ta làm quy trình sản xuất đậu nhỏ ở các trường, chúng ta tận dụng nồi nấu cháo để làm đậu thì chi phí xây dựng sẽ còn rẻ hơn. Khi chúng ta đang xây dựng quy trình sản xuất đậu thì một người có kinh nghiệm làm đậu hơn 20 năm đã phát tâm chia sẻ với chúng ta. Chúng ta dùng tâm chân thành, thanh tịnh, cung kính vì chúng sanh thì mọi người cũng sẽ dùng tâm chân thành, thanh tịnh, cung kính với chúng ta.

Nơi nào, chúng ta có thể làm việc tốt cho chúng sanh thì chúng ta về nơi đó làm. Tôi không có ý niệm là phải về làm ở quê hương của mình. Hôm trước, tôi ghé qua Vĩnh Long để tặng rau cho Mẹ, sau đó tôi đi luôn cùng mọi người. Các em của tôi nói, họ đã mua các món ăn mà hồi nhỏ tôi thích nhưng tôi cũng không có thời gian để vào nhà. Tôi sắp xếp thời gian để kịp đến chia sẻ với các Phật tử, thời tiết rất nóng nhưng tôi vẫn chia sẻ cả ngày hôm đó. Tôi chia sẻ cả ngày nhưng tôi không mệt vì tôi không dùng tâm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook