Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!
Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, thứ Ba, ngày 26/12/2023
**********************************
TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ GIA NGÔN LỤC
Phần 3
Chương 12
GIẢI ĐÁP HỌC PHẬT NGHI VẤN
BÀI 23: PHƯỚC BÁU
Làm thế nào để tu phước, tích phước, tiết phước? Nhiều người cho rằng phải đến chùa cúng Phật, làm pháp sự hay làm việc ở những nơi tôn nghiêm mới có “Phước báu”. Việc này rất dễ tu. Hãy thử nghiệm nhặt rác 10 ngày rồi một đến ba tháng bằng tâm chân thành thì sẽ thấy có sự chuyển đổi.
Hoặc thử làm “ông đắp đường” đắp hết những ổ gà ở đoạn đường gần nhà hay làm “bà quét rác” ngày ngày dọn sạch phân rác dọc hai bên đường thì “Phước báu” lập tức phát sinh. Kể cả khi mất rồi, người dân vẫn nhớ đến với một sự tiếc nuối.
Thầy trò chúng tôi ở Đà Lạt vẫn chia nhau đi nhặt rác trong khi nhiều người tham quan lại xả rác. Có người nói hiếm người nào làm việc này, 100 người mới có một. Nếu ta là một người đó thì “Phước báu” của ta bao lớn.
Rất nhiều việc lợi ích cho cộng đồng đều cho “Phước báu” lớn. Tuy nhiên người thế gian có quan niệm sai lầm khi gắn công việc họ làm với danh lợi. Họ không muốn làm việc khi không được ghi danh hoặc trả thù lao.
Điều này khiến nỗ lực tu phước, tích phước, tiết phước không được kết quả như mong đợi mà “Phước báu” còn bị tiêu hao. Quan niệm sai lầm này là do họ không nắm được nguyên lý vận hành của “Phước báu”.
Nguyên lý là nếu tích cực làm việc với tâm hy sinh phụng hiến mà không được trả bằng tiền hay được ghi nhận thì ta nhận bằng phước bồi vào sinh mạng. Còn nếu chiếm tiện nghi của người khác miễn phí thì phải trả bằng phước từ sinh mạng.
Hòa Thượng từng nói trong vòm trời này đừng ai có ý niệm chiếm tiện nghi của ai cả. Mọi sự tùy tiện thọ hưởng miễn phí đều không hề miễn phí mà phải trả bằng “Phước báu” trừ hao vào sinh mạng.
Tuy vậy, tư tưởng chiếm tiện nghi hiện diễn ra rất phổ biến. Nhiều người ở các cơ quan công sở vẫn đang tùy tiện sử dụng tiện nghi vật chất hay chi tiêu tiền của công mà vẫn tưởng mình làm đúng. Thậm chí ngay cả Phật tử đến chùa còn tìm chỗ ngồi mát nhất gần quạt hay có máy điều hòa mở hết công suất vì nghĩ “của chùa” được miễn phí.
Ngay cả ý niệm tiết kiệm cũng không có khi nhiều nơi chạy điều hòa mà cửa sổ vẫn mở hay đèn điện để thâu đêm suốt sáng. Việc tiết kiệm này đáng ra được dạy từ lứa tuổi mầm non. Khi có cơ hội là các cô giáo nhắc nhở các con ngay.
Người làm ở cơ quan xí nghiệp hay người đến chùa thì nghĩ ông chủ xí nghiệp hay nhà chùa là người trả tiền cho những chi phí điện nước này. Họ không biết rằng tùy tiện sử dụng là đang làm hao mòn “Phước báu” của chính mình.
Có giai thoại kể rằng Hòa Thượng Tuyên Hoá sử dụng một tấm khăn giấy đến tám lần khiến làm cảm động một đại gia cúng dường tịnh tài mua Vạn Phật Thánh Thành ngày nay. Việc làm của Hòa Thượng tuy nhỏ mà “Phước báu” lớn.
Việc tu phước, tích phước, tiết phước không ở đâu xa, ngay trong khởi tâm động niệm, đối nhân xử thế, đối người tiếp vật quanh ta. Từ việc dẹp đi hòn gạch hay nhặt mảnh ve chai giúp người đi đường không bị ngã đến việc trồng rau, làm đậu phụ cúng dường đều tạo ra “Phước báu”. Một việc làm nhỏ vậy nhưng lại là bài pháp không lời giúp chuyển tâm người cang cường ngoan cố.
Khi chúng ta có phước thì sử dụng phước ấy như thế nào? Hòa Thượng nói “Phước báu chân thật không phải để mình hưởng thụ mà để cho tất cả chúng sanh cùng thọ hưởng bởi vì tất cả chúng sanh là chính mình”.
“Cũng giống như một người già chân thật yêu thương con cái. Họ chăm chỉ trồng trọt cày cấy vì hy vọng con cái được hưởng phước, được hạnh phúc mỹ mãn. Vì sao vậy? Vì những người già đó xem con cái là chính mình.