10719/12/2023, 09:45 19/12/2023, 11:00
254 · Giải Đáp Phật Học Nghi Vấn - Bài 15 - Chốn Tu Dưỡng

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng thứ Hai, ngày 18/12/2023

**********************************

TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ GIA NGÔN LỤC

Phần 3

Chương 12

GIẢI ĐÁP HỌC PHẬT NGHI VẤN

BÀI 15: CHỐN TU DƯỠNG

Đạo tràng” chính là chốn tu dưỡng, lấy việc nghe giảng giải Kinh pháp làm cơ sở tu hành. Người nơi đây làm tất cả mọi việc trong bổn phận của mình với thân thì tự tại, tâm thì vắng bặt phiền não vọng tưởng.

Hòa Thượng trích điều thứ nhất trong thanh quy của tổ Bách Trượng: “Tùng Lâm lấy vô sự làm hưng vượng”.

Vô sự” không phải là không có việc gì. “Vô sự” chính là làm tất cả mọi việc mà trong tâm không hề vướng bận, là cảnh giới “làm mà như không làm, không làm mà như làm”.

Người tu học tại “Đạo tràng” “Vô sự” tức là vẫn thực hiện đầy đủ vai trò mà mình đảm nhiệm. Đó là vai làm Cha hay Mẹ, vai làm vợ hay chồng, vai làm con, vai làm bạn, làm hàng xóm, làm công dân của một quốc gia.

Bên cạnh đó, phải luôn quán sát mình đã tận trách nhiệm trong từng vai trò đó hay chưa? Và việc mình làm có ảnh hưởng đến quốc gia, phong tục làng xóm hay sự hòa thuận của gia đình hay không?

Vô sự” mà vẫn thực hiện được lời dạy của Tổ Ấn Quang: “Đốn luân tận phận”- trọn hết bổn phận trong vai trò trách nhiệm của mình nhưng trong tâm lại không hề dính mắc.

Nhiều người hiểu không thấu “Vô sự” nên nghĩ tưởng là đến Đạo tràng chỉ niệm Phật là đủ, không cần tham gia bất kỳ việc gì.

Tràng” là nơi chốn, “Đạo” là chuẩn mực trong hành nghi nên đâu phải không làm việc gì, người niệm Phật ngày ngày đều dưỡng thân, dưỡng tâm cho chính mình.

Họ làm tất cả mọi việc trong bổn phận trách nhiệm một cách thận trọng mau lẹ, gọn gàng nhưng không phải hấp tấp, đầu tắt mặt tối hay canh cánh trong lòng, hay ảo vọng rằng mọi việc không có mình thì không trôi chảy.

Đó chính là học người xưa, tuy nhiên, hiện nay chúng ta làm chưa tốt. Trong tâm vẫn âm thầm có sự mong cầu mà tâm mong cầu là dục vọng, khiến tâm thanh tịnh của mình bị nhiễm ô, không tương ưng với cõi Tịnh.

Nếu mỗi cá nhân đều làm tốt vai trò của mình, công việc đều đã đi vào guồng, vào quỹ đạo thì thực sự không có việc gì để làm. Chỉ vì có người làm không tốt nên mới có việc, mới có mong cầu.

Cho nên “Vô sự” là không có việc gì làm người khác phiền não, là làm tất cả mọi việc mà không dính mắc trong tâm. Chứ không phải “Vô sự” là không làm gì hết.

Hiểu sai về “Vô sự” sẽ khiến việc tu học đầy rẫy khổ đau, vẫn là không có chỗ nương về, nội tâm trống rỗng. Người như vậy vừa gặp phiền não, “Tham Sân Si, Danh vọng Lợi dưỡng” thì liền phiền não, “Tham Sân Si, Danh vọng Lợi dưỡng”

Hoặc họ sẽ rơi vào trạng thái của một kẻ tự đại “Tự vĩ vi thị”, cho mình là giỏi là biết. Chính điều đó, làm hư hại hình tượng của Phật pháp, của Thánh Hiền.

Nguyên nhân do đâu? Do vì các “Đạo tràng” – chốn tu hành không duy trì việc học tập, nghe Kinh, thính pháp. Hòa Thượng nói: “Nơi chốn tu hành ngày xưa ngày ngày hai thời giảng Kinh, học tập. Mỗi thời là bốn tiếng”.

Hành giả tu tập được nghe Phật và tổ sư giảng pháp tám giờ mỗi ngày, không có thời gian để vọng tưởng còn bây giờ thì thời gian vọng tưởng quá nhiều.

Người ngày nay cũng ngộ mà không ngộ Phật lý và giáo huấn của Thánh Hiền mà ngộ chuyện thế gian, làm sao để có được danh vọng lợi dưỡng.

Hòa Thượng khẳng định: “Nếu mỗi ngày ta nghe miên mật giảng Kinh tám tiếng thì chính mình dần dần liền được minh bạch, liền được tường tận, liền được khai ngộ”.

Nếu nghe qua một lần thì chưa cảm nhận được, nghe từ 10-30 lần sẽ có chút cảm giác. Nghe nhiều lần nữa, thì cảm giác đó mới thành ấn tượng. Tiếp tục được nhắc lại thì ấn tượng mới biến thành hành động.

Ví dụ Hòa Thượng nhắc: “Nếu không mau thúc đẩy chuẩn mực Thánh Hiền thì 10-20 năm tới, có nói cũng không ai nghe”. Đây là câu Ngài nói đến nay đã 40 năm mà nhờ nghe nhiều lần nên thành ấn tượng trong chúng tôi.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook