Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!
Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’ sáng thứ Bảy ngày 30/9/2023.
****************************
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG GIA NGÔN LỤC
Phần 3 chương 3
NÓI RÕ PHƯƠNG PHÁP TU TRÌ
KHUYẾN TẤN HÀNH GIẢ NỖ LỰC
Trong bài Hòa Thượng nói: “Nếu chúng ta không nắm lấy thời gian, không nắm lấy cơ duyên mà để luống qua thì thật là đáng tiếc”. Hòa Thượng nói không chỉ là việc đáng tiếc của một đời này mà có thể là việc đáng tiếc của vô lượng vô biên kiếp sau. Việc này chúng ta nghe mà có phản tỉnh ra vấn đề gì không? Cơ hội có được thân người, cơ hội có được Phật pháp vô cùng khó. Khó mà chúng ta đã được gặp rồi, nếu chúng ta không gặp chúng ta dần dà dễ vui. Thời gian trôi qua rất là nhanh. Cơ hội trôi qua ngay trước mặt chúng ta, cơ hội này mà lỡ thì không chỉ lỡ qua một kiếp mà nhiều kiếp, vô lượng kiếp sau. Chúng ta đã rơi vào vòng luân hồi rồi thì thoát ra rất là khó. Cho nên Phật Bồ Tát, Tổ sư Đại đức nhắc nhở chúng ta nắm lấy cơ duyên, nắm lấy thật chặt cơ duyên tốt này.
Đừng nghĩ rằng cơ duyên tốt này còn mãi bên ta. Nếu chúng ta không một lòng một dạ thì rất dễ thay đổi, thối chuyển. Có rất nhiều người một thời gian sau bị người ta lôi kéo, chẳng qua là họ mong cầu lợi dưỡng, khi được thỏa mãn mong cầu lợi dưỡng của mình thì mình thay đổi cả pháp tu. Nhiều người chung quanh tôi trải dài từ vài chục năm trước có thể nói là vài trăm người nhưng bây giờ nhìn lại chỉ còn có vài người. Đó là thối tâm.
Vì sao vậy? Vì làm không có kết quả, suốt ngày vướng trong phiền não thì họ suốt ngày tìm đến nơi cho rằng không có phiền não. Thật ra nơi đó chỉ là ảo chứ không thật. Họ cũng đến khuyên tôi: “Thầy luyện pháp này không bệnh, người khỏe lắm!”. Họ nói cho mình nghe nhưng khuôn mặt họ thì bơ phờ, họ nói “khỏe lắm” vì hằng ngày họ được mớm cho như vậy. Tôi chỉ nói là nếu ông tổ của pháp đó còn ngồi đó vuốt râu thì chỉ cho tôi xem, hay mấy ông tổ đó đã mất rồi.
Thật ra pháp Phật là phải thực tiễnm là phải hành trì ngay trong cuộc sống hằng ngày thì có lợi ích, nếu chỉ để nghe để biết thì không có lợi ích gì, cho nên không có kết quả tốt là do không thật làm. Như bài hôm qua chúng ta học, ngài Hạ Liên Cư đã nói: “Phải thật làm thì thật có kết quả ,nếu không thật làm thì kết quả ngược lại vì càng lúc ta bị phiền não bức bách ,chướng ngại bức bách, không phải chỉ khởi tâm trách người mà trách luôn cả Phật Bồ Tát không linh”.
Cho nên Hòa Thượng nói: “Chúng ta đừng bỏ cơ hội tốt này, đừng bỏ qua thời gian quý báu của sinh mạng này! Không có việc nào đáng tiếc hơn việc này. Hi vọng đồng tu chúng ta có nhận biết này có cảnh giác này nhất định phải chăm chỉ nỗ lực kiếp này có thành tựu”. Việc này Hòa Thượng cũng nói với chúng ta, làm gì mà không thành tựu, chắc chắn là có thành tựu, chúng ta trải qua đời sống thanh đạm, không ở nhà lầu mà ra nhà tranh ở, đó là trong tâm mình không mong cầu. Chỉ cần chúng ta trải qua đời sống thanh đạm không mong cầu thì làm gì mà không thành tựu chứ.
Hòa Thượng nói: “Ngày nay chúng ta có duyên phận tốt nghe được Phật pháp, chân thật là bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ. Chúng ta không có duyên nắm lấy cơ hội này, không nắm lấy duyên mà tu phước, chúng ta tạo nghiệp, chúng ta chướng ngại nhân duyên này thì chúng ta tạo nghiệp”. Chúng ta gặp được nhân duyên thù thắng này, tốt hay không tốt cũng khó nói, gặp được nhân duyên tốt rồi, dụng tâm của chúng ta như thế nào. Hòa Thượng nói: “Nếu bạn dụng tâm là thiện tâm thành toàn cho chúng sanh thì là việc tốt, còn mình có nghĩ có ý niệm khống chế chiếm hữu thì duyên phận này giúp bạn đọa vào địa ngục. Đây là sự thật”! Hòa Thượng nói: “Khác biệt sự nhận thức, có duyên phận tốt thưng không tranh thủ duyên phận tốt này mà sửa mình lợi ích chúng sanh, chỉ nhờ duyên phận tốt này mà háo danh háo lợi”.
Cũng có nhiều người khoe với tôi họ tu theo pháp của Hòa Thượng Tịnh Không, nhưng họ thậm chí mặc đồ đắp y cũng hoàn toàn trái ngược với lời Ngài dạy, họ tự tư tự lợi, danh vọng lợi dưỡng. Cho nên có lần tôi nói: “Nếu tu theo Hòa Thượng Tịnh Không thì phải làm được 3 điều mà cả đời Hòa Thượng đã làm: Không quản tiền, không quản việc, không quản người. Tất cả là toàn tâm toàn lực vì chúng sanh mà lo nghĩ, vì thế hệ sau mà bồi dưỡng”.