68Chủ Nhật, 23/07/2023, 10:46
108 · Nói Về Chữ Không

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng thứ Năm, ngày 20/7/2023

****************************

NỘI DUNG HỌC TẬP “TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ GIA NGÔN LỤC”

“PHẦN II - CHƯƠNG IX – NÓI VỀ CHỮ KHÔNG” (BÀI MỘT)

Hòa Thượng nói: “Trên Kinh Phật dạy các Pháp là không sở hữu, tất cả mọi thứ trên thế gian này không có thứ gì có thể sở hữu và tồn tại. Vạn pháp giai không, nhân quả bất không. Nhiều người thế gian có quan niệm sai lầm rằng tất cả là “không” thì nhân quả cũng “không”, sự thật rằng “nhân” là một hạt dưa gieo xuống đất sẽ có một cây dưa lớn lên thành trái, trái dưa lại có hạt.

Hòa Thượng nói: Ý niệm của chúng sanh năng đắc sở đắc đều là không. Tâm thanh tịnh, bình đẳng chính là chân tâm bổn tánh chân thật của tất cả chúng sanh. Khi chúng ta quay về được chân tâm bổn tánh của chính mình thì sẽ đạt được “một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật”.

Khi tâm chúng ta thanh tịnh bình đẳng thì tương ưng với câu Phật hiệu A DI ĐÀ PHẬT. Chúng ta niệm Phật mà tâm còn vọng tưởng, xen tạp thì không tương ưng với lời Phật dạy. Niệm Phật mà tâm vọng tưởng, phân biệt là chúng ta chỉ đạt trạng thái niệm Phật, không đạt tâm thanh tịnh. Những người niệm Phật một đời, thường trợ niệm nhiều năm nhưng khi lâm chung không có tướng vãng sanh vì niệm Phật không tương ưng, tâm không đạt trạng thái thanh tịnh, bình đẳng.

Hòa thượng nói: Tấm gương của người tu hành rất quan trọng, không phải để làm đẹp mặt về hình thức của Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền, mà chúng ta làm ra tấm gương để chúng sanh đời sau noi theo học tập. Tấm gương của Phật, Bồ Tát, của Thánh Hiền dù 1000 năm sau, mãi mãi về sau đều chuẩn mực, đều đáng để đời sau con cháu noi theo và học tập”.

Lục Tổ Huệ Năng nói: “Nào ngờ tự tánh vốn sẵn đầy đủ, nào ngờ tự tánh năng sanh vạn Pháp”. Tự tánh thanh tịnh, bình đẳng tương ưng với chân tâm bổn tánh, chúng ta quay về với tự tánh thanh tịnh thì Phật và ta là một không hai, lúc đó tâm chúng ta đạt được tự tại. Đời này chúng ta nhìn thấy tấm gương của Hòa thượng Hải Hiền một đời lão thật, chân thật niệm Phật, tâm không phân biệt, chấp trước, Ngài đã quay về với tự tánh chân thật của mình, hằng ngày niệm Phật với tự tánh thanh tịnh, bình đẳng. Ngài đã làm biểu pháp cho đời sau lưu lại toàn thân xá lợi.

Hòa Thượng nói: “Chúng ta quay về tự tánh thanh tịnh, quay về chân tâm bổn tánh sẽ thấy cảnh giới niệm Phật không thấp. Niệm Phật sẽ đạt được tâm thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Nếu rời xa chân tâm bổ tánh của mình thì niệm Phật thì niệm Phật không tương ưng đây là mấu chốt vấn đề của người niệm Phật không vãng sanh

Hòa Thượng nói: “Có nhiều người hỏi tôi Phật A Di Đà có màu gì ? Tôi trả lời họ hình tướng, hào quang của Phật vô lượng vô biên theo ứng hiện phù hợp căn tánh, nghiệp lực của mỗi chúng sanh”. Hiện nay có rất nhiều hành giả niệm Phật chấp trước vào hình tướng màu sắc của Phật A Di Đà để làm tiêu chí niệm Phật đó là đang dùng tâm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước không đạt lợi ích của pháp môn Tịnh Độ. Sở dĩ chúng ta không thể quay về với chân tâm bổn tánh của chính mình vì hằng ngày đối người tiếp vật chưa đủ chân thành. Lời nói việc làm, hành động hơn thua được mất. Chúng ta không đề xướng việc chuyển đổi tâm của mình mà đề xướng thay đổi những việc hình thức bên ngoài.

Hòa Thượng Tịnh Không và Lão Cư Sĩ Lý Bình Nam dạy chúng ta hằng ngày đối nhân xử thế tiếp vật bằng chân tâm bổn tánh. Muốn làm mọi việc thành công cần hi sinh phụng hiến, chí công vô tư.

Cốt lõi, tông chỉ cả một đời của Hòa Thượng Tịnh Không là “Tâm chân thành, thanh tịnh, chánh giác, từ bi. Nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên niệm Phật”. Thế giới Tây Phương Cực lạc là thế giới của “Hiếu” và “Kính”, muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc phải dùng tâm chân thành để thực hành “Hiếu” và “Kính”.

Phật, Bồ Tát đã thành tựu Phật đạo nên các Ngài từ bi nhìn thấy các Ngài và chúng sanh là một thể, còn chúng ta không được có tâm so sánh mình bằng đức hạnh với Phật, Bồ Tát với các vị tổ sư.

Hòa Thượng nhắc nhở chúng ta: Tất cả thế gian pháp đều là không, Phật pháp và thế gian Pháp đều phải xả. Cốt lõi của tu hành là quay về chân tâm bổn tánh chân thành, thanh tịnh, bình đẳnng, chánh giác đây là tánh đức vốn có của mỗi chúng sanh. Nếu không quay về được chân tâm bổn tánh thì vẫn ở luân hồi ác đạo”.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook