24Thứ Hai, 22/07/2024, 16:00

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng thứ Hai, ngày 22/07/2024

****************************

TỊNH KHÔNG PHÁP NGỮ

BÀI 194

Hòa Thượng chỉ dạy việc cần thiết phải niệm Phật là do chúng sanh thời hiện đại, tạp niệm vọng tưởng quá nhiều nên nếu không niệm Phật thì sẽ chỉ biết niệm vọng tưởng. Có người nói họ không cần niệm Phật, họ chỉ ngồi thiền, vậy thiền là gì? Trạng thái Thiền định là trong không khởi vọng niệm, ngoài không dính mắc “năm dục sáu trần”.

Hiện tại, chúng ta đang niệm Phật đây mà vẫn còn phải đối trị với vọng tưởng, xuất hiện như đang chiếu phim 3D với đầy đủ âm thanh, ánh sáng và màu sắc. Hòa Thượng khuyên chúng ta dùng câu “A Di Đà Phật” thay thế vọng niệm, tịnh hóa tâm ô nhiễm của mình. Phật, Bồ tát có đầy đủ năng lực trí tuệ và vẻ đẹp là do tâm các Ngài thanh tịnh.

Mỗi chúng ta cũng có đầy đủ năng lực, trí tuệ của Như Lai cùng 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp nhưng chúng ta ngày ngày chìm trong vọng tưởng, hễ làm việc gì là dính mắc, nên Hòa Thượng thường nói chúng ta có ân đức, công đức gì so với Phật Bồ Tát và người xưa. Trong khi đó, khi làm được một chút việc thì chúng ta đã nghĩ mình có nhiều công đức, phước đức và công trạng. Điểm này chính là chướng ngại chúng ta.

Vừa qua chúng ta đọc lời di chúc sau cùng của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng mà thấy quá tuyệt vời đó là không lấy đất của dân để làm lăng mộ. Quả thật khi sống, Bác đã quên mình vì người thì khi mất đi cũng vẫn nghĩ đến người. Bà Hứa Triết cả đời phục vụ người khác, trước khi mất bà nói không được thông báo cho ai để khỏi phải tốn giấy mực, một tháng sau báo chí mới được biết. Con người mang bao công trạng cho quốc gia, làm cho cả thế giới nể phục, vậy mà trong tâm hoàn toàn rỗng rang. Chúng ta mới làm ra một chút việc thì đã tự cho mình có công trạng, vậy thì làm sao chúng ta hiển thị được đức tướng của chính mình.

Hòa Thượng nói người học khí công thường nhìn vào thần sắc của người khác thì biết ngay người đó có tu dưỡng hay không? Có khỏe mạnh hay không? Thần sắc tươi nhuận là người có sức khỏe. Trong tâm thanh tịnh không có nhiễm ô nên thần thái sẽ rất tự tại. “Trong tâm không có ô nhiễm thì nhìn thấy thân trong suốt và nếu có tham sân si thì thân có chướng ngại,” Hòa Thượng nói.

Chúng ta không cần nhìn vào người khác mà nhìn vào chính mình, kiểm soát lại mình để biết được “tham sân si” có khởi không, vừa khởi thì liền khắc chế nó. Người có khắc chế và không khắc chế sẽ khác nhau. Hòa Thượng tiếp lợi: “Người chân thật học Phật, thì người đó nhất định tâm sẽ thanh tịnh.

Có người trước khi học Phật, học chuẩn mực Thánh Hiền thì còn có chuẩn mực, tâm thanh tịnh, sau khi học Phật học chuẩn mực Thánh Hiền thì tâm nhiễm ô và không còn chuẩn mực. Đây chính là tập khí của chúng sanh, khi không có thân phận, địa vị thì thôi đến khi có thân phận, địa vị thì liền ô nhiễm, đưa thân phận mình lên cao. Chúng ta biết điều này để tránh.

Người xưa từng nói: “Càng cao danh vọng càng dài gian nan” hay “Thuyền to thì sóng lớn”. Chúng ta ở mỗi địa vị, thân phận trong xã hội, chúng ta càng phải bình tâm, càng thấy mình không có thân phận thì mới là đáng vui. Lúc mình không có gì thì mình dễ dàng nói xả bỏ “danh vọng lợi dưỡng”, đến khi mình có chút gì đó thì thứ gì cũng bị dính mắc, càng lúc càng chấp trước. Cũng vậy, con người lúc mới tu thì còn có đạo tâm, tu một thời gian có được thân phận địa vì thì mất luôn đạo tâm. Đáng tiếc là không ai nhắc nhở người đó.

Hòa Thượng nhắc nhở chúng ta học Phật chân chính thì tâm thanh tịnh, cho nên, người giả học Phật (học bề ngoài) thì tâm không thanh tịnh. Ngài từng nói: “Quân tử thấy lợi không màng, thấy khó thì dấn thân vào”. Đó mới là người quân tử, còn người chân thật học Phật thì phải triệt để buông xả.

Thực tế, có người học Phật đi mua danh vọng, địa vị. Đến khi xã hội, cộng đồng mạng phanh phui ra thì họ đã làm đổ vỡ đi hình tượng của người học Phật. Khi Hòa Thượng còn trẻ, Ngài được người Nhật Bản tặng một suất học bổng tiến sỹ nhưng Ngài từ chối. Vài chục năm sau, Ngài được một trường Đại học danh tiếng ở Úc tặng bằng tiến sỹ vì những công trình bài giảng đồ sộ của Ngài như Bộ Kinh Vộ Lượng Thọ giảng 14 lần, Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú v.v… nhưng Ngài cũng từ chối: “Người xuất gia như chúng tôi đây có cần bằng tiến sỹ không?