/ 9
13

THÂN GIÁO CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Việt dịch: BBD Pháp Âm Tuyên Lưu

LỜI TỰA 1

HƯ KHÔNG THANH TỊNH, TỪ QUANG CHIẾU KHẮP

(Trúc Gia Ninh)

Lão Hòa thượng đã thuyết pháp cho chúng sanh hơn 60 năm, ngôn giáo của Ngài làm lợi ích cho xã hội, đại chúng nghe được khai thị khuyên bảo ấy đều cùng nhau tu trì, khéo điều hòa chính mình, hiểu về tánh không. Ánh từ quang của lão Hòa thượng chiếu khắp, vô lượng chúng sanh, hết thảy đều xưng tụng tán thán.

Ngôn giáo ân cần khẩn thiết của lão Hòa thượng, là nền tảng quan trọng để xã hội hài hòa đôn hậu. Về mặt cống hiến và ảnh hưởng của lão Hòa thượng, nếu kể ra thì rất nhiều. Bài văn chỉ trình bày về thân giáo nằm ngoài ngôn giáo của lão Hòa thượng mà ít người cảm nhận và biết đến, nay xin thuật lại một vài điều.

Nguyện đem những cơ hội mà bản thân nhiều lần có duyên ở bên cạnh lão Hòa thượng nhận được sự chỉ bảo, nay xin bộc bạch chia sẻ với các đồng tu về những điều tôi đã cảm nhận.

1. Lần đầu tiên gặp gỡ tại ngọn đồi nhỏ Đại Bộ

Đầu năm 2016, tôi nhận lời mời dạy học ở Hương Giang, làm giáo sư thỉnh giảng ở Học viện Giáo Dục. Ngày 23 tháng 1, lão Hòa thượng gọi tôi đến Victoria Peak Garden ở Đại Bộ khu để gặp mặt. 10 giờ 20 phút sáng, do sư huynh Hoàng lái xe lên ngọn đồi nhỏ. Lúc bấy giờ là tháng chạp âm lịch, mưa phùn trong nhiều ngày liền. Hôm ấy bỗng nhiên trời quang mây tạnh, ánh mặt trời chiếu rọi trên ngọn đồi nhỏ, cũng giống như được hào quang Phật soi sáng thêm. Nếu chẳng có nhân duyên thù thắng thì không thể đến được nơi này. Khi đến nơi, lão Hòa thượng đích thân ra cổng nghênh đón, tôi chẳng qua là kẻ hậu bối tầm thường, lúc bấy giờ chỉ cảm thấy hổ thẹn không dám nhận. Nhưng tôi lại cảm nhận được thân giáo của lão Hòa thượng, trong nhất cử nhất động, Ngài đều lấy mình làm gương, thật sự là mô phạm của lễ nghi truyền thống. Buổi trưa, tôi được mời dùng cơm, các đồng tu ngồi vây quanh, nho nhã lễ độ, ngay cả trong lúc nhấc đũa, tinh thần của văn hóa truyền thống cũng được lưu truyền. Nhờ vậy, tôi mới biết ngọn đồi nhỏ Victoria Peak Garden không chỉ là một ngọn đồi nhỏ, mà thật là núi báu ngưng tụ văn hóa ngàn năm.

Sáng sớm ngày 30 tháng 1 năm 2016, lão Hòa thượng hẹn mọi người lần nữa, để diễn giảng cho các đồng tu. Sư huynh Lương đến đón tôi, Ngài giảng đề tài “Bàn luận về Ngôn ngữ và Văn tự Trung Quốc” ở Victoria Peak Garden. Buổi trưa, tôi dùng bữa với lão Hòa thượng. Sau cơm trưa thì cùng đồng tu lắng nghe lão Hòa thượng tùy căn cơ thuyết pháp, khoảng 20 phút. Tôi cảm nhận sâu sắc lời khai thị của lão Hòa thượng luôn dung hòa vào cuộc sống thành một thể, Ngài tùy theo căn cơ mà chỉ dẫn cho chúng sanh, các đồng tu đều rất hoan hỷ, đều có thể tin nhận phụng hành.

2. Tiếp lửa khích lệ nhau khi gặp gỡ ở Nội Hồ:

Ngày 25 tháng 3 năm 2016, lão Hòa thượng đến Nội Hồ ở Đài Bắc, gọi tôi đến gặp mặt. 6 giờ 30 phút, đài truyền hình Hoa Tạng đưa xe đón tôi đến khách sạn June ở Nội Hồ. Lần đầu tiên gặp mặt giáo sư Chu Xuân Đường, giáo sư Thái Lễ Húc, tụ hội rất hoan hỷ. Trong buổi gặp gỡ, lão Hòa thượng nói chuyện thân thiết, chân thành khích lệ lẫn nhau, cũng giống như người nhà đoàn tụ, tôi cảm thấy hết sức ấm áp. Trong lúc nói cười đã đề cập đến ba người trong buổi hội họp, lão Hòa thượng tự nói đã hơn 90 tuổi, giáo sư Chu Xuân Đường hơn 80 tuổi, tôi cũng đã hơn 70 tuổi, đúng là ba ông lão “bảy tám chín”, không thể không mỉm cười. Nhưng sau khi nói xong, tôi đột nhiên cảm thấy trách nhiệm nặng nề. Ý nghĩa nằm ngoài ngôn từ của lão Hòa thượng, đó chẳng phải là Ngài đang chỉ điểm tiếp lửa tương truyền, không thể để văn hóa truyền thống bị gián đoạn hay sao! Xưa có ví dụ về vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn vương, Chu công, Khổng tử, truyền đăng nối tiếp nhau, khiến cho ngọn đèn sáng bất diệt. Nhiều năm nay, lão Hòa thượng cần mẫn thuyết pháp, không chán chường không mệt mỏi, không nề hà khó khăn mệt nhọc, sao chúng ta có thể khoanh tay đứng nhìn được?

3. Sư đạo tái hiện trong chùa Cực Lạc

Lão Hòa thượng thường khai thị cho chúng ta, Phật học và Quốc học không thể tách rời. Ngài khích lệ thế hệ sau, khuyên đọc văn ngôn văn, cần phải làm được: vừa có khả năng đọc cổ điển, lại phải đặt bút thành văn. Mà nền tảng của Quốc học là ở tiểu học. Nho sĩ Đoàn Ngọc Tài đời nhà Thanh dùng sự tổng kết kinh nghiệm dạy học của mình, từng chỉ dạy môn sinh: Hiểu rõ âm vận rồi mới hiểu rõ lục thư, hiểu rõ lục thư rồi mới thông suốt tất cả Kinh Truyện thời xưa! Và ông khuyên bảo môn sinh phải luôn xem trọng. Đọc được điều này, lão Hòa thượng chỉ thị chùa Cực Lạc ở Đài Nam mở lớp Thanh Vận học, rồi mời tôi đến chùa giảng dạy mỗi tuần. Chúng xuất gia và nhân sĩ của các ngành nghề trong xã hội hẹn nhau cộng tu. Từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa ngày 5 tháng 3 năm 2016 chính thức khai giảng. Hai giờ đến năm giờ chiều ngày 16 tháng 8 năm 2016 hoàn thành giai đoạn đầu của khóa học, toàn bộ nội dung giảng dạy được ghi hình lại, tổng cộng 65 tập, hết thảy đều đăng tải công khai trên mạng, chia sẻ cho xã hội. 6 giờ rưỡi chiều đến 9 giờ tối ngày 16 tháng 9 nằm 2016, bắt đầu giai đoạn thứ hai là tọa đàm về Từ Vựng học, 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa ngày 1 tháng 10 năm 2016 hoàn thành, tổng cộng 14 tập.

/ 9