SA DI THẬP GIỚI OAI NGHI LỤC YẾU
TẬP 2
Nguyên bản: Ngẫu Ích Sa môn Trí Húc, y theo Luật Tạng biên tập
Người giảng: Pháp Sư Định Hoằng
Giảng tại: Chùa Viên Minh, Hương Cảng
Thời gian: 16/08/2012
Dịch giả: Thích Thiện Trang
Kính chào quý vị Pháp sư, quý vị đồng tu, chúc mọi người tốt lành! Chúng ta tiếp tục học tập Sa-di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu. Vừa đã nói đơn giản, rõ ràng cho mọi người rồi. Vì sao chúng ta cần phải học tập Sa-di Luật Nghi, và nên học tập như thế nào. Bây giờ, chúng tôi chính thức khai giảng theo bộ tài liệu của Đại sư Ngẫu Ích, mọi người đều có bộ tài liệu trên tay. Bộ tài liệu này là sách Giới pháp Sa-di có thể nói là bản rất hoàn thiện, đây không phải tôi nói mà Luật sư Hoằng Nhất nói. Ngài nói “Giảng giải Luật Sa-di cho người sơ học nên sử dụng sách này”. Tức là sách Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu do Đại sư Ngẫu Ích biên soạn, Ngài nói đây là bản chú thích Giới pháp Sa-di hoàn thiện nhất. Vì vậy, chúng ta lựa chọn tài liệu này.
Thông thường, học Sa-di Luật Nghi đều dùng bản thời triều Minh của Đại sư Liên Trì là Sa Di Luật Nghi Yếu Lược, Ngài Luật sư Hoằng Tán vào triều Thanh có một bản chú giải rất chi tiết gọi là Tăng Chú, bộ tài liệu đó được lưu thông rất rộng rãi. Nhưng Đại sư Hoằng Nhất trong luật học Vấn Đáp Thập Chương, có đề xuất rằng: “Đại sư Liên Trì là Đại đức của Tịnh độ tông, Ngài là tổ thứ 8 của Liên tông, Đại sư Ngẫu Ích là tổ thứ 9, Đại sư Liên Trì tuy về phương diện Tịnh độ rất chuyên sâu, nhưng về Luật học thì Ngài không chuyên sâu bằng, do đó trong khi biên soạn Sa-di Luật Nghi Yếu Lược, có rất nhiều chỗ là Ngài lấy ý của mình để phán xét mà không hoàn toàn y chiếu theo văn Kinh của Luật tạng”. Đương nhiên Ngài làm điều đó không có vấn đề, vì Đại sư Liên Trì đa số học tập nguyên văn Kinh của Luật tạng, Ngài thêm và chỉnh lí cho phù hợp, một vấn đề nhỏ đều không có. Nhưng đối với nhiều vấn đề thuộc về phương diện khai già trì phạm thì không có nói rõ ràng, chi tiết.
Đại sư Ngẫu Ích trong Chú sớ của Ngài có đề cập rằng “Đại sư Liên Trì chuyên hoằng Tịnh độ, nhưng đối với Luật học thì sảo sơ”, sơ là gần với khai thông, tức là không thực thâm sâu, chưa đạt đến thâm sâu. Tuy nhiên Đại sư Ngẫu Ích đối với Ngài Đại sư Liên Trì rất kính phục, Ngài là học theo Đại sư Liên Trì, chưa có gặp mặt Đại sư Liên Trì, nhưng Ngài đọc những tác phẩm của Đại sư Liên Trì, học tập theo Đại sư Liên Trì, làm đệ tử Tư thục của Đại sư Liên Trì. Sau khi Ngài Đại sư Liên Trì đã vãng sanh, đệ tử Cổ Đức của Ngài là thân giáo sư của Đại sư Ngẫu Ích, do đó Ngài cũng thuộc về đệ tử tái truyền của Đại sư Liên Trì. Đương nhiên Đại sư Ngẫu Ích không chỉ rất tôn trọng đối với Đại sư Liên Trì mà còn cực kỳ tôn kính, nhưng không có một chút tình chấp. Đây là điều rất đáng quý trọng của các vị cổ Đại đức, không phải nói đó là Sư phụ của tôi, thì khẳng định Ngài là thập toàn thập mỹ. Không có chuyện như vậy.
Trên phương diện giới luật, Đại sư Liên Trì xác thật nghiên cứu không chuyên sâu bằng Đại sư Ngẫu Ích, lời Ngài Đại sư Ngẫu Ích nói là chân thật. Nếu không, vì sao Ngài lấy Sa Di Luật Nghi Yếu Lược của Đại sư Liên Trì làm cơ sở, còn y theo Luật tạng để trùng tân biên tập thành Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu nữa? Đương nhiên là bản sau đã được nâng lên một bậc, gọi là sau thì hơn trước. Trong lời nói đầu của Sa-di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu, Đại sư Ngẫu Ích cũng đề ra rằng, “Trong Sa Di Luật Nghi Yếu Lược của Đại sư Liên Trì có phần hơi châm chước, vì phù hợp với thời cơ”, tức là để thuận lợi tiếp dẫn những người mới học, “Nhưng các pháp khai già nặng nhẹ sám hối thì còn chưa rõ ràng”. Tức là không có nói rõ ràng, giới luật đều có khai già trì phạm, có những tội có thể sám hối, có những tội không cho sám hối, những điều này đều không có nói rõ ràng. Do đó, Đại sư Ngẫu Ích bất đắc dĩ, lại làm biên tập một lần nữa. Đương nhiên, làm càng được hoàn thiện hơn. Bởi vậy, chúng tôi giảng Sa Di Luật Nghi, thì chọn dùng bộ tài liệu của Đại sư Ngẫu Ích, đó cũng là điều mà Đại sư Hoằng Nhất đặc biệt khuyến nghị.
Trước tiên chúng tôi giảng đề Kinh, tuy sách này vốn không phải là Kinh, từ đầu đến cuối không phải do chính miệng Phật nói, mà đây là do Đại sư Ngẫu Ích hội tập. Đây là một bộ sách hội tập, mỗi một câu đều có xuất xứ từ nguyên văn Kinh. Do đó, sách này cũng như là Kinh điển, đây là bản hội tập. Vì vậy, có những người phản đối bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ, là hoàn toàn không có đạo lý, Tổ sư Đại đức đều làm bản hội tập, bộ Sa Di Luật Nghi Yếu Lược của Đại sư Liên Trì là bản hội tập, bộ Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu của Đại sư Ngẫu Ích cũng là bản hội tập. Chúng ta học tập những bộ tài liệu này, thì phải xem đó là Kinh điển mà học tập. Đầu tiên, chiếu theo quy củ của giảng Kinh, chúng tôi trước giới thiệu đề Kinh tức là Danh đề, sau đó giới thiệu Nhân đề, tức là tác giả đã biên tập bộ sách, sau đó lại tiến vào chánh văn để học tập.