31Thứ Hai, 11/11/2024, 22:23
81 · Phật Pháp Vấn Đáp - 81 _ 1 81 · Phật Pháp Vấn Đáp - 81 _ 2

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng Chủ Nhật, ngày 10/11/2024.

--------------------------------------------

PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP

 BÀI 81

Nhiều người học Phật hằng ngày vọng tưởng rất nhiều nhưng họ lại cho rằng mình đang phát khởi tâm từ bi. Vì sao chúng ta biết họ đang vọng tưởng? Vì chúng ta thấy rằng họ nghĩ quá nhiều việc nhưng không làm gì cả hoặc nếu họ có làm việc thì chỉ làm ở mức dễ coi.

Tôi vừa nghe thông tin một số người đi làm từ thiện nấu rất nhiều bánh nhưng gửi đến nơi thì bánh bị hư hỏng hết, thậm chí có nơi phải đào một hố thật to để chôn. Cho nên từ bi phải có trí tuệ mới là từ bi chân thật. Nếu không có trí tuệ thì việc làm của chúng ta chỉ xuất phát từ cảm tình vọng động và chẳng mang đến lợi ích chúng sanh, thậm chí còn có hại.

Trước đây có một đoàn phóng sanh cá biển, cá biển nhanh chết hơn cá nước ngọt nhưng họ chẳng quan tâm đến chúng sanh nên làm nghi thức quá dài khiến cá chết hết. Đến lúc thả cá thì dạt vào khu vực du lịch khiến mùi cá thối bốc lên gây phiền não cho mọi người. Đây là việc làm thiếu trí tuệ chứ không phải là từ bi. Từ bi là luôn có sự quán sát của trí tuệ tức là chúng ta nên xem xét nghi thức cần tiến hành dài hoặc ngắn hay không cần câu nệ hình thức. Chúng sanh đang cần được cứu giúp ngay thì chúng ta có thể bỏ qua hình thức. Việc cứu chúng sanh muộn màng chỉ vì câu nệ hình thức chính là vọng tưởng chứ không phải từ bi.

Trong bài học trước, có người từng hỏi Hòa Thượng rằng mỗi lần họ nhìn thấy tượng Phật, nghĩ đến sự từ bi giáo hóa của Phật mà đau lòng rơi nước mắt, vậy đây là giọt nước mắt khóc cho chúng sanh hay khóc cho mình? Có lẽ phần nhiều là khóc cho mình vì nếu khóc cho chúng sanh thì chúng ta phải là người thật làm, thật thay đổi từ nơi chính mình. Nhiều người lầm tưởng rằng họ đang khóc vì chúng sanh, đang khởi tâm yêu thương vì chúng sanh nhưng thật ra chỉ là vọng cầu. Một người phải chân thật quay đầu, chân thật thay đổi rồi thì những giọt nước mắt rơi khi thấy chúng sanh chưa có cơ hội để quay đầu mới là nước mắt của tâm từ bi.

Thương yêu chúng sanh phải bằng sự thật làm, bằng sự thay đổi triệt để từ nơi chính mình. Cho nên đôi khi chúng ta khóc chưa phải là khóc cho người mà là khóc cho chính mình như một câu trong bài thơ của Ngài Cao Bá Quát: “Người đi rồi sẽ đến phiên ta”. Cho nên khởi được tâm từ bi chân thật phải ở nơi chính mình thay đổi, chính mình thật làm. Nhân dịp sự kiện chào mừng ngày 20-11 năm nay, tôi đã gói chuẩn bị 90kg nếp và đậu xanh để làm bánh ú, bánh Tày tặng các Thầy Cô giáo. Đó là một hành động cụ thể của tâm thương yêu.

Việc chúng ta thay đổi là điều có thể làm được. Phật Thích Ca Mâu Ni chính là Thái Tử Tất Đạt Đa, Ngài có thể chuyển từ một phàm phu để thành một vị Phật. Còn nhiều Tổ sư Đại Đức khác cũng thanh tựu từ một phàm phu. Chúng ta thấy các vị Phật đến với chúng ta đều từ thân phận phàm phu, trải qua những năm tháng giống chúng ta mà tu chứng thành Phật.

Lục Tổ Huệ Năng xuất thân từ một gia đình nông phu nghèo, hằng ngày đốn củi để đổi cơm đổi gạo, không có cơ hội đến trường. Vậy mà sau khi Ngài nghe được lời dạy của Phật trên Kinh Kim Cang thì Ngài giác ngộ quay đầu. Khi Ngài tìm đến Ngũ Tổ thì nghe lời dạy của Ngũ Tổ và ở yên nơi nhà bếp nấu cơm, giã gạo, đến nỗi Ngài còn không biết hết khuôn viên chùa. Khi Ngài nghe được một bài kệ, Ngài nhờ người dẫn mình đến chỗ có in bài kệ đó để đảnh lễ. Khi đến chỗ bài kệ thì tự tánh Ngài liền lưu xuất và Ngài biết rằng người viết bài kệ đó còn có chỗ vướng, chưa kiến tánh cho nên Ngài nói rằng Ngài cũng có một bài kệ. Sau khi bài kệ của Ngài được viết lên thì mọi người đều xôn xao và Ngũ Tổ biết rõ Ngài đã chứng đạo nhưng giữ không để lộ tông tích nên dùng chiếc giày mà Ngũ Tổ đang mang xóa bài kệ. Đây là phương pháp quyết liệt để không lộ thân phận thật của Lục Tổ. Ngũ Tổ là một người Thầy đã bảo hộ cho Lục Tổ.

Lục Tổ sau đó tiếp tục giã gạo nấu cơm, đến khi không ai còn nhắc đến bài kệ của Lục Tổ thì lúc này Ngũ Tổ xuống bếp và hỏi rằng “Gạo đã trắng chưa?”. Lục Tổ trả lời: “Dạ! Gạo đã trắng rồi nhưng còn phải nhờ cái sàng nữa mới trắng hẳn!” Ý Ngài Lục Tổ muốn nói rằng Ngài đã chứng đạo rồi nhưng cần có người ấn chứng. Sau đó Ngũ Tổ gõ vào thành cối giã gạo ba cái và chắp tay sau lưng và bỏ đi. Đây gọi là thiền ý, muốn nói rằng: “Canh ba hãy đến tìm ta nhé!