8Thứ Ba, 22/10/2024, 08:04
61 · Phật Pháp Vấn Đáp - 61 _ 1

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng thứ Hai, ngày 21/10/2024.

--------------------------------------------

PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP

 BÀI 61

Có người hỏi Hòa Thượng rằng phải chăng tội phước, thiện ác trong vận mạng của chúng ta có một vị thần nắm giữ? Chỉ cần tư duy một chút thì chúng ta hiểu được rằng vị thần tối cao nắm giữ mọi sự mọi việc này chính là chúng ta. Chúng ta muốn về Tây Phương Cực Lạc thì phải tu hành đúng quy chuẩn, như lý như pháp mà làm. Nếu chúng ta không làm được như thế thì Phật A Di Đà không cách gì giúp được chúng ta. Cho nên chính chúng ta mới là người quyết định.

Viên Liễu Phàm trước khi gặp Vân Cốc Thiền Sư thì ông nghĩ là vận mệnh đã an bài không thể thay đổi được. Sau khi ông được Vân Cốc Thiền Sư dạy phương pháp tích thiện, ông đã thay đổi hoàn toàn vận mạng. Hiểu điều này rồi, chúng ta không ỷ lại nương nhờ ai mà hoàn toàn dựa vào chính mình: “Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc”.

Khi Ngài A Nan bị Ma Đăng Già bắt giữ, Ngài mới hiểu rằng không phải là em của Phật, là thị giả của Phật thì chẳng cần tu hành, chỉ cần nương nhờ Phật. Mặc dù Ngài được mệnh danh là Đa Văn Đệ Nhất, thường trùng tuyên lại Kinh điển của Phật nhưng lúc Phật nhập Niết Bàn, Ngài vẫn chưa chứng quả. Do đó, Ngài đã không được vào đại hội kết tập Kinh điển lần đầu tiên sau khi Phật nhập Niết Bàn. Trong bối cảnh đó, Ngài A Nan đã hết sức nỗ lực và Ngài cuối cùng đã chứng quả để được tham dự đại hội kết tập.

Ngài A Nan là người nghe nhiều, hiểu nhiều, nhớ nhiều, nhưng chưa tu được nên vẫn gặp nạn Ma Đăng Già. Điều này cho thấy sự tu hành nằm ở chỗ mỗi người phải tự mình nỗ lực. Tội phước, thiện ác là do chính mình tạo chứ không có chuyện cầu khấn van xin mà được điều tốt, tránh điều ác.

Đã từ lâu, tôi không có ý niệm cầu khấn van xin. Trước khi đi làm việc, tôi xá Phật và cửu huyền ba xá, sau đó báo cáo là tôi sẽ đi vắng. Khi về cũng vậy, tôi không cầu xin Phật và tổ tiên gia hộ để làm việc cho tốt. Tôi tư duy rằng mọi việc đúng như lý như pháp thì kết quả sẽ tốt.

Lúc xưa khi tôi đi học, tôi ở trong một miếu hoang không ai chăm sóc, cứ mưa là ngập nên phải ngủ trên bàn. Cặp lồng thì làm nồi nấu ăn và kiếm được gạo cùng thức ăn là điều cực kỳ khó khăn. Thế nhưng ngày nay mỳ gạo, thức ăn rất dư dả. Ở Hòa Phú, thức ăn trong bếp đầy đủ, rau ngoài vườn hơn 400 m2, đậu phụ có thể sản xuất bất kỳ lúc nào. Ở Sơn Tây và nhiều nơi khác cũng vậy. Cho nên bằng nỗ lực của chính mình mà chúng ta có thể tự định đặt cuộc đời của mình.

Người phước ở đất phước”. Người phước là người luôn tạo phước, luôn làm mọi việc lợi ích chúng sanh. Người không có phước đến ở đất phước thì đất cũng không còn phước. Trong nhà Phật có câu A La Hán chỉ tu huệ mà không tu phước thì khi đi khất thực cũng chỉ có bình bát không, chẳng ai cho. Do đó, chúng ta phải chú trọng phước huệ song tu, không chú trọng riêng vào phước hoặc huệ. Phước huệ làm được đến viên mãn thì vận mạng của chúng ta sẽ do chính mình định đặt. So với việc người khác định đặt vận mạng cho mình thì việc chính chúng ta định đặt cuộc đời mình sẽ dễ hơn rất nhiều.

Câu hỏi thứ nhất trong bài học hôm nay, có người hỏi Hòa Thượng rằng: “Con tin rằng có một vị chủ tể toàn thiện, đó là một vị thần công ích từ ái, tạo ra thiên địa, vũ trụ mà như trong Thánh Kinh đã miêu tả. Rồi đến một ngày chúng ta đều bị sự phán xét của vị thần ấy chiếu theo sự tạo tác thiện hoặc ác của chính mình. Sự việc này chúng ta nên hiểu như thế nào?

Rõ ràng người này học Phật chỉ ở bề ngoài chứ chưa phải là người thật học, thật làm vì thật học thật làm thì không có nghi vấn này và có cái hiểu phiến diện như thế này. Cả đời chúng ta nếu chỉ hy sinh phụng hiến, yêu thương, bao dung, tha thứ thì nhất định ta sẽ được yêu thương, bao dung và tha thứ. Chẳng ai phán xét chúng ta cả! Chính chúng ta tự động gây ra chuyện thì lương tâm của chúng ta cắn rứt. Nếu mình làm mọi sự mọi việc tốt đẹp thì lương tâm không hề day dứt, hễ nằm xuống ngủ là đã có một giấc ngủ an lành.

Câu trả lời của Hòa Thượng rất là hài hòa giữa các tôn giáo: “Cách này nói này cũng nói được thông. Vị thần mà tất cả các tôn giáo tôn kính đều có một tính cách như vậy. Kinh điển của họ đều có cách nói như vậy. Mỗi chúng ta đều ‘tự tư tự lợi’, ý niệm ‘tự tư tự lợi’ chưa buông xả, trong mỗi ý niệm đều là có ‘ta’. Ý niệm ‘ta’ vẫn đang tồn tại, vậy thì không thể vượt khỏi phạm vi này.