2306/10/2024, 19:28 06/10/2024, 21:48
46 · Phật Pháp Vấn Đáp - 46 _ 1 46 · Phật Pháp Vấn Đáp - 46 _ 2

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng Chủ Nhật, ngày 06/10/2024.

--------------------------------------------

PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP

 BÀI 46

Hòa Thượng nói người thông minh, trí tuệ là người biết ở ngay trong một cuộc đời ngắn ngủi này cố gắng tu tập, tu phước. Đối với thiện ác, tốt xấu đều có năng lực phân biệt được rõ ràng. Đây là việc hết sức quan trọng. Nếu phải quấy, tốt xấu, thiện ác, tà tránh không nhận ra thì đến khi xẩy ra hậu quả rồi, chúng ta sẽ rất hối hận vì quá muộn. Thực tế trong cuộc sống này, có người vẫn để mình tùy tiện phạm sai lầm rồi hối lỗi, hối lỗi rồi lại phạm sai lầm.

Hòa Thượng chỉ dạy rằng việc gì giúp đỡ được cho tất cả chúng sanh, giúp đỡ xã hội an định, thế giới hòa bình thì chúng ta cần phải nỗ lực để làm. Còn những việc lợi ích chính mình, lợi ích đoàn thể của mình mà phải tổn hại và lừa dối người khác thì chúng ta cần phải tránh. Chúng ta thường cho rằng lợi ích đoàn thể là lớn lắm rồi, tuy nhiên vì lợi ích đoàn thể của mình mà tổn hại đến đoàn thể khác thì kết quả vẫn là sinh ra mâu thuẫn, cạnh tranh, đấu tranh.

Hòa Thượng phân tích: “Con người sống ở thế gian được mấy ngày? Trong thời gian ngắn ngủi này mà tạo tác ác nghiệp để đọa lạc tam đồ thì thật là đáng tiếc.” Qua lời phân tích này chúng ta lại nhớ tới lời dạy của Thầy Thái trong bài giảng Quần Thư Trị Yếu rằng không ai đem hạt minh châu để ném một con chim se sẻ vì hạt minh châu rất quý giá, hạt minh châu đưa vào nước có thuốc độc thì nước hóa lành. Cho nên có tiền cũng chưa chắc mua được. Tuy vậy, có ai đổi sinh mạng của mình để lấy hạt minh châu hay không? Chắc chắn là không vì sinh mạng còn quý hơn hạt minh châu. Ấy vậy mà trong cuộc sống ngắn ngủi này, con người lại mang sinh mạng quý giá ấy của chính mình làm các việc sai lầm, tạo tác ác nghiệp để rồi trầm luân trong sinh tử.

Ai cũng công nhận là sinh mạng rất quý nhưng chúng ta cùng quán chiếu xem chúng ta đã làm được gì? Cuộc đời của Bác Hồ trong một thời gian ngắn ngủi đã có thể cứu cả một quốc gia, một dân tộc và hiện đời, chúng ta gặp được Bác Trọng là tấm gương sáng cho chúng ta. Bác làm được biết bao nhiêu việc cho quốc gia, dân tộc, khiến cho cả thế giới nể trọng.

Hòa Thượng nói: “Nếu đọa vào ác đạo thì thời gian sẽ rất dài vì vậy chúng ta ở trong thế gian ngắn ngủi này, hãy cố gắng đọc sách Thánh Hiền, tiếp nhận giáo dục tốt đẹp, khắc phục phiền não, tập khí, dục vọng của chính mình và chân thật phát tâm làm lợi ích chúng sanh. Độ sanh trước nhất phải độ chính mình. Chính mình không được độ thì làm sao có thể độ được chúng sanh.

Chúng ta hiểu như thế nào về lời khẳng định này của Hòa Thượng: “Độ sanh trước nhất là phải độ chính mình”? Chúng ta hãy nhìn vào các bậc tổ sư đại đức như tổ Huệ Viễn, tổ Ấn Quang, Hòa Thượng Hải Hiền, Hòa Thượng Tịnh Không bởi các Ngài là những tấm gương tu hành, tấm gương độ sanh và độ chính mình. Cuộc đời của các Ngài đều là hy sinh phụng hiến. Hòa Thượng Tịnh Không mấy mươi năm vất vả bôn ba khắp nơi để hoằng pháp lợi sanh. Cả đời của Ngài là chuyên tu chuyên hoằng Tịnh Độ mặc dù Ngài thông tông, thông giáo, giảng giải được tất cả các Kinh điển.

Nhiều người đã hiểu nhầm lời khẳng định trên nên lười biếng, đóng cửa nhập thất, ngồi một chỗ, chờ người đưa cơm. Họ cho rằng họ làm như vậy là để tập trung tu hành, để độ mình. Họ đợi vãng sanh Tây Phương Cực Lạc rồi thì mới quay lại độ chúng sanh. Cho nên trong câu “Độ sanh trước nhất là phải độ chính mình” thì “độ chính mình” tức là khắc phục phiền não, tập khí của chính mình mà thôi. Phiền não, tập khí là “tự tư tự lợi, danh vọng lợi dưỡng, ham hưởng thụ “năm dục sáu trần, tham sân si mạn”.

Hòa Thượng phân tích tiếp: “Mười thiện nghiệp chính là tiêu chuẩn. Ví dụ như sát sanh là tập khí, là phiền não cho nên chúng ta từ đây về sau sẽ không sát sanh nữa. Vì không hiểu đạo lý nên khi chúng ta thấy muỗi, kiến, gián quấy nhiễu thì trong vô tình vẫn muốn giết nó đi. Khi chúng ta đã học Phật rồi thì hiểu rằng chúng cũng là một sinh mạng, đến chỗ chúng ta chỉ vì mưu sinh, chúng chẳng đáng phạm tội chết. Tại sao phải giết chúng? Chúng ta dùng phương pháp gì đối đãi với chúng? Dùng tâm từ bi để đối đãi! Chúng ta phải nên bố thí, cúng dường cho chúng.