3823/09/2024, 21:51 24/09/2024, 17:43
34 · Phật Pháp Vấn Đáp - 34 _ 1 34 · Phật Pháp Vấn Đáp - 34 _ 2

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng thứ Hai, ngày 23/09/2024.

--------------------------------------------

PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP

BÀI 34

Từ lúc nhỏ, tôi đã nghe người ta nói rằng tin Phật là mê tín, ăn chay làm gì cho khổ, vật dưỡng nhân. Đây là lập luận của những người không thể khống chế được tập khí ham ăn ham uống của chính mình. Đối với ăn uống, chúng ta nên lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa, không sanh bệnh, nếu lúc nào cũng ăn quá nhiều chất bổ dưỡng, ví dụ bào ngư vi cá thì sớm sẽ đổ bệnh.

Việc ăn chay khi Mẹ mang bầu cũng là nỗi lo của nhiều người đã học Phật. Họ e ngại rằng thai nhi không đủ dưỡng chất. Trong khi thực tế, thai nhi được nuôi trong hoàn cảnh Mẹ trường chay rất tốt đẹp. Khi sinh ra, trong vòng hai năm đầu đời, thậm chí đến khi bốn, năm tuổi các bé rất hiếm khi phải đi bệnh viện.

Ông cha chúng ta từng dạy: “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra” cho nên, người cho rằng học Phật là mê tín đôi khi đã không kịp nói ra lời hối hận. Vô thường đến bất ngờ nên họ đã phải ra đi mãi mãi. Họ cho rằng nhà Nho thì cổ hủ còn nhà Phật thì mê tín. Chúng ta được học, được hiểu nên chúng ta tin Phật mà họ cho rằng chúng ta mê tín. Còn họ không học, không hiểu, chỉ nghe người khác nói rồi nói lại, vậy thì chính họ mới là mê tín.

Chúng ta nên tránh xa người tà tri tà kiến và thân cận người có chánh tri chánh kiến. Đệ Tử Quy dạy rằng: “Gần người Hiền tốt vô hạn. Đức tiền dần lỗi ngày giảm”. Chúng ta làm theo lời dạy của Thánh Hiền sẽ giúp chánh kiến của chúng ta được khơi dậy. Người chánh tri chánh kiến chưa vững vàng mà gần người tà tri, tà kiến thì chánh kiến sẽ bị lu mờ và bị tà tri, tà kiến làm cho đổ vỡ, siêu vẹo.

Có người rủ rất nhiều người khác tu thiền nhưng bản thân họ chỉ tu một thời gian thì bỏ và tu pháp khác. Cho nên nếu chúng ta đi theo một người không có lập trường kiên định thì hôm nay tu pháp này, ngày mai tu pháp khác, “khổ nói không ra lời”.

Trong gần 30 năm qua, tôi chỉ niệm một câu “A Di Đà Phật”, chỉ nghe pháp của Hòa Thượng Tịnh Không nên đời sống rất thoải mái. Tôi không hề do dự, bâng khuâng về con đường tu học và cách sống của mình bởi mọi thứ được Hòa Thường chỉ dạy rất rõ ràng. Chúng ta nghe lời giáo huấn của Phật, Bồ Tát, của các bậc Thánh Hiền và những bậc chân tu thì hãy thật làm theo, không cần phải cầu xin hay nương nhờ vào ai. Nếu chúng ta không nghe lời thật làm thì chẳng thể trách cứ các Ngài vì các Ngài đã dùng phương tiện khéo léo nhất giúp cho chúng ta tiếp cận chánh pháp.

Mấu chốt là phải thật làm, tuy nhiên chúng ta vẫn chỉ làm cho dễ coi nên không đạt được kết quả như Phật Bồ Tát đã đạt được. Có người từng cầu rằng: “Phật cho con trúng quả một tỷ, con sẽ cúng lại 500 triệu đồng”. Họ cho rằng họ khôn hơn cả Phật. Đương nhiên cầu như vậy thì không bao giờ được. Chính vì thế họ không tin Phật, cho rằng Phật, Bồ Tát không linh, tin Phật là mê tín.

Liệu ai có thể cầu Phật rằng: “Cho con trúng một tỷ, con sẽ cúng lại một tỷ rưỡi?” Thật ra, chẳng phải Phật, Bồ Tát giúp chúng ta trúng mà chúng ta phát ra một tâm lượng lớn hơn thì việc mở tâm đó mới đem lại kết quả như mong muốn. Giống như những vườn rau của chúng ta được trồng để cúng dường nên các cây rau như thể có sự đồng cảm với chúng ta mà lớn rất nhanh.

Chúng ta thật đáng thương khi nghe những người không có niềm tin, không có cơ sở, hằng ngày tùy tiện nói không đúng sự thật. Họ thậm chí chẳng tin, chẳng hiểu đạo lý nhân quả trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Có người cho rằng chúng ta trồng rau để bố thí, cúng dường là việc làm mất thời gian, do nghiệp nên chúng ta mới làm như vậy.

Đúng là nghiệp, nhưng là nghiệp tốt, nghiệp bố thí, chứ không phải là nghiệp ác, nghiệp gian lận. Chúng ta tặng rau cho mọi người sau đợt bão và lụt lội vừa qua là việc làm đáng quý vì trước sự tàn phá của thiên tai, rau thổ canh bị ngập úng, bị hỏng nên rất khan hiếm và trở nên đắt đỏ. Vườn rau của chúng ta thì vẫn còn nguyên. Vậy chúng ta có dại khờ, có hâm không? Dại khờ, hâm mà biết làm những việc như vậy thì cũng nên làm.

Người thế gian thì khôn quá nên suốt ngày đi tranh danh đoạt lợi, tìm cách hại người để thu lợi cho mình. Còn chúng ta thì khờ dại, tích cực làm các việc lợi ích người khác, chẳng nghĩ đến việc gạt người để lấy tiền. Người xưa từng dạy rằng phải giả ngu, giả khờ nhưng thật ra mọi sự đều biết rõ. Hòa Thượng từng kể rằng có một người ba lần đến gạt một vị sư và lần nào vị sư này cũng đưa tiền cho kẻ ấy. Có lần kẻ ấy vừa đi khỏi phòng của vị sư kia thì gặp mặt Hòa Thượng Tịnh Không.