PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH
Tập 3
Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không
Địa điểm: Thư Viện Phật Giáo Hoa Tạng
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Diệu Hiền cư sĩ, Diệu Hương cư sĩ
Điều thứ năm:
“Thế Tôn! Ngã tùng kim nhật, chí vị lai tế, nhược ư Bồ Tát thừa nhân dĩ nhất thô ngôn linh kỳ bất duyệt, ngã đẳng tắc vi khi cuồng Như Lai”.
Thô ngôn là lời nói thô lỗ, nói chuyện rất khó nghe, làm cho người nghe trong lòng khó chịu. Khẩu nghiệp này rất dễ phạm. Trong ba nghiệp thanh tịnh, Kinh Vô Lượng Thọ ở trên cương lĩnh tu hành đem khẩu nghiệp xếp ở thứ nhất: “Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”. Thân ngữ ý ba điều này, phải nên xếp thân nghiệp ở thứ nhất, tại vì sao đem ngữ nghiệp xếp ở thứ nhất? Điều này nói rõ khẩu nghiệp rất dễ tạo nghiệp, rất dễ phạm tội là khẩu nghiệp, cho nên đem nó xếp ở điều thứ nhất.
Điều thứ sáu:
“Thế Tôn! Ngã tùng kim nhật, chí vị lai tế, nhược ư Bồ Tát thừa nhân, trú dạ lục thời bất cần lễ sự, ngã đẳng tắc vi khi cuồng Như Lai”.
Năm điều phía trước là lỗi lầm của quá khứ đời nay thường hay phạm phải, đối với Bồ Tát đại thừa không biết được cung kính, không biết thừa sự, hơn nữa thường hay dùng thái độ đố kỵ ngạo mạn để đối với những Bồ Tát thừa này. Vậy thì từ điều thứ sáu về sau, từ nay về sau không những phải thay đổi lại những tâm trạng ác liệt này của quá khứ, mà còn phải nỗ lực cần tu cung kính thừa sự, cho nên họ phát nguyện ngày đêm sáu thời, chính là không gián đoạn, loại tâm cung kính không thoái chuyển. Cần ư lễ sự, sự là phụng sự.
Điều thứ bảy:
“Thế Tôn! Ngã tùng kim nhật, chí vị lai tế, vi dục hộ trì hoằng thệ, bất tích thân mạng. Nhược bất nhĩ giả, ngã đẳng tắc vi khi cuồng Như Lai”.
Chỗ này gọi là “hộ trì hoằng thệ”, nghĩa rộng là nói 13 điều này, theo nghĩa hẹp mà nói chính là sáu điều phía trước đã nói. Phát thệ ta nhất định phải làm được, không chỉ hiện tiền phải làm được, mà đời đời kiếp kiếp mãi mãi phải làm được. “Bất tích thân mạng”, đây là gặp phải có chướng nạn, cho dù xả thân mạng cũng không hề tiếc, quyết không trái với thệ nguyện của chính mình.
Điều thứ tám:
“Thế Tôn! Ngã tùng kim nhật, chí vị lai tế, nhược ư Thanh Văn cập Bích chi Phật, dĩ khinh mạn tâm, vị ư bỉ đẳng bất thắng ư ngã, ngã đẳng tắc vi khi cuồng Như Lai”.
Phía trước là đối với Bồ Tát Đại Thừa, còn điều này là đối với Tiểu Thừa. Người tu học Đại Thừa thì luôn luôn khinh mạn Tiểu Thừa, xem thấy pháp sư tu Tiểu Thừa thì luôn là đem họ hạ thấp đi một cấp, không xem trọng họ, khinh khi họ. Đây cũng là sai lầm. Bồ Tát Phổ Hiền Đại Thừa dạy chúng ta “lễ kính chư Phật”, hai chữ “chư Phật” này phạm vi rất rộng. Ngoài chính mình ra đều là chư Phật, trong chư Phật bao gồm có quá khứ Phật, hiện tại Phật và vị lai Phật. Tất cả chúng sanh đều là vị lai Phật, làm gì mà không cung kính chứ! Thanh Văn, Duyên Giác cũng là Phật vị lai, hiện tại tuy là tu Tiểu Thừa nhưng tương lai nhất định hồi tiểu hướng đại. Trên kinh Phật có nói, người Tiểu Thừa sau khi chứng được A La Hán, trải qua hai vạn kiếp thì hồi tiểu hướng đại, còn Bích Chi Phật ở trong một vạn kiếp liền hồi tiểu hướng đại. Cho nên đó đều là Phật vị lai, làm sao có thể có tâm khinh mạn, nói họ không bằng như ta chứ?
“Bỉ đẳng” chính là nói những người Tiểu Thừa này. “Bất thắng ư ngã”, ý nghĩa chính là họ không bằng ta, ta tu là Đại Thừa, họ tu chỉ là Tiểu Thừa. Không được sanh ra tâm cống cao ngã mạn này. Sanh ra tâm này chính là sanh phiền não, tâm không thanh tịnh, không bình đẳng, đối với tu học của chính mình đã tạo thành chướng ngại nghiêm trọng.
Điều thứ chín:
“Thế Tôn! Ngã tùng kim nhật, chí vị lai tế, nhược bất thiện năng tồi phục kỳ thân, sanh hạ liệt tưởng như Chiên Đà La, cập ư cẩu khuyển, ngã đẳng tắc vi khi cuồng Như Lai”.
Điều này rất quan trọng cũng rất khó được. Phật pháp nói căn bản phiền não, ngoài tham sân si ra chính là ngạo mạn, tham-sân-si-mạn. Ngạo mạn là đại phiền não, căn bản phiền não. Thế xuất thế gian thánh nhân đều thừa nhận, có một chúng sanh nào mà không ngạo mạn? Các vị đi điều tra thử xem, xem thử xem bạn ngay trong một đời này có thể tìm được một người không có ý niệm kiêu ngạo này. Phiền não này có từ lúc mới sanh ra.