18122/08/2022, 07:07 25/08/2022, 07:55
982 · Học Phật Là Hưởng Thụ Cao Nhất Của Đời Người

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’ sáng Thứ bảy, ngày 20/08/2022

***********************

NỘI DUNG HỌC TẬP ĐỀ TÀI 982

“HỌC PHẬT LÀ HƯỞNG THỤ CAO NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI”

Nhà triết học Phương Đông Mỹ đã nói: “Học Phật là hưởng thụ cao nhất của đời người”. Chúng ta học Phật lâu năm nhưng chúng ta vẫn phiền não vì chúng ta vẫn còn “tự tư tự lợi”, “danh vọng lợi dưỡng”, hưởng thụ “năm dục sáu trần”, “tham sân si mạn”. Chúng ta ăn không ngon, ngủ không say, gặp việc không theo ý mình thì chúng ta phiền não!

Chúng ta mang danh là Phật tử, là học trò, là đệ tử của Phật nhưng chúng ta không làm theo lời Phật dạy. Tâm của Phật luôn hoan hỷ, pháp hỷ xung mãn, còn tâm chúng ta ngày ngày phiền não. Chúng ta phiền não vì chúng ta khởi tâm động niệm vì mình lo nghĩ, chúng ta làm việc thì chúng ta dính mắc vào việc và luôn ở trạng thái quá cầu toàn.

Hôm qua, tôi được xem một video về Hòa Thượng Khánh Anh, Ngài sinh năm 1954, tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ngài xuất gia từ nhỏ, trải qua tuổi thơ rất khó khăn và bôn ba vào miền Nam. Ngài có tướng trạng phương phi, rất đẹp. Ngài là một vị pháp trụ tài năng nhưng Ngài không tự xưng là Đại Đức, Tỳ Kheo, Hòa Thượng mà luôn xưng là Phật tử.

Chúng ta học Phật nhưng chúng ta luôn phiền não vì chúng ta không mang Phật pháp ứng dụng trong khởi tâm động niệm, trong việc làm. Phật pháp rất vi diệu, có tình, có lý. Nếu Phật pháp không như vậy thì Phật pháp không thể tồn tại gần 3000 năm và ngày nay vẫn còn rất nhiều người tin theo. Hòa Thượng nhắc: “Chúng ta chân thật học Phật thì chân thật có sự hưởng thụ cao nhất của đời người”. Sự kích thích của vật chất không thể giúp chúng ta có sự hưởng thụ cao nhất của đời người. Chúng ta được ăn một bữa no, có một ngôi nhà to, một siêu xe thì chúng ta vui thích nhưng niềm vui này rất chóng qua. Sự hưởng thụ xuất phát từ nội tâm thanh tịnh không bị phiền não chi phối.

Chúng ta làm theo đúng lời Phật dạy: “Cần tu Giới - Định - Tuệ. Diệt trừ tham sân si”  thì chúng ta sẽ chân thật có kết quả tốt. Chúng ta niệm Phật đúng phương pháp, đúng với lý luận các Kinh điển đã dạy thì chúng ta nhất định vãng sanh. Chúng ta không cần lo lắng, vọng tưởng, mình có vãng sanh không. Tổ Ấn Quang đã dạy: “Kiệt thành tự khả chuyển phàm tâm”. Chúng ta làm với tâm chân thành nhất thì việc sẽ có kết quả mỹ mãn. Nếu chúng ta không toàn tâm toàn lực thì sẽ không có kết quả tốt.

Hòa Thượng nói: “Cả đời tôi sống trong thế giới an lạc”. Ngài vô tư vô cầu. Người vô tư, vô cầu thì sẽ có niềm vui chân thật từ nơi nội tâm. Có nhiều người hỏi tôi có muốn, có cần gì không, nếu tôi trả lời là có thì đó là tôi đang sống trong vọng tưởng. Sự an lạc của nội tâm phải xuất phát từ tâm thanh tịnh. Chúng ta có tâm thanh tịnh thì chúng ta có niềm vui chân thật. Chúng ta vẫn còn vọng tưởng, phân biệt chấp trước thì chúng ta niệm Phật nhưng tâm chúng ta không thể thanh tịnh. Tâm chúng ta không thanh tịnh mà chúng ta làm Phật sự thì Phật sự đó đều trở thành Ma sự. Chúng ta làm Ma sự thì chúng ta có phiền não.

Những ngày qua tôi phải di chuyển nhiều nên các đồng tu trong và ngoài nước hỏi thăm sức khoẻ của tôi. Chúng ta làm trong vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì chúng ta mệt. Chúng ta làm bằng tâm chân thành, làm xong chúng ta quên mình đã làm thì chúng ta không mệt. Nếu chúng ta phân biệt: “ Việc này nên, không nên, việc này phải như thế này tốt!”, thì chúng ta sẽ phiền não. Mọi người chuẩn bị mọi việc rất mệt mỏi vì mọi người quá cầu toàn. Tôi làm việc trong nhiều ngày nhưng tôi không mệt vì tôi xa lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.

Chúng ta học Phật nhưng chúng ta xa lìa lời Phật dạy. Chúng ta sống trong vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên chúng ta phiền não rồi sau đó là chúng ta khổ đau. Chúng ta làm việc, chúng ta phân biệt đây là con của mình, đây là đoàn thể của mình, đây là tài sản của mình thì đó là chúng ta đang chấp trước. Nhiều người không biết tại sao mình phiền não. Họ không hiểu tại sao: “Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Phước không đến hai lần, họa thì luôn đến theo cặp. Đó là khởi tâm động niệm của chúng ta chiêu cảm họa đến. Không có vị Thần, vị Phán Quan nào ban phước, giáng họa cho chúng ta. Tất cả do khởi tâm động niệm của chúng ta.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook