21813/02/2022, 13:14 13/02/2022, 15:28
794 · Đó Chỉ Là Diễn Kịch, Không Phải Thật

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’ sáng Chủ nhật ngày 13/02/2022.

****************************

NỘI DUNG HỌC TẬP ĐỀ TÀI 794

“ĐÓ CHỈ LÀ DIỄN KỊCH, KHÔNG PHẢI THẬT”

Trong “Kinh Kim Cang”, Phật nói: “Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh”. Tất cả pháp thế gian này cũng giống như giấc mộng, “huyễn” là không thật, “bào” là bọt nước, “ảnh” là sấm chớp, không có gì là thật.

Tất cả cũng giống như một vở tuồng. Người ta đóng kịch với nhau qua các vai diễn lúc thì là vợ, lúc thì là chồng, lúc thì là Cha, lúc thì là Mẹ, lúc thì là con, cứ liên tục như vậy. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, những thứ diễn ra trước mặt chúng ta cũng là một vở kịch vô thường bất tận. Vở kịch tang thương nhất của cuộc đời đó là Sinh – Ly - Tử - Biệt, nhìn rộng hơn nữa đó là tám khổ: Sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ. Một ông thầy thuốc đang giới thiệu và hướng dẫn học trò cách nhận biết các cây thuốc để chữa bệnh. Ông quay lên ban thờ nói: “Đây là Sư Tổ!”. Đúng lúc đó, vợ ông đi ngang qua. Ông nói: “Đây là sư tử!”. Cuộc sống gia đình họ có những lúc không ấm êm lắm cho nên ông ấy mới gọi vợ mình là sư tử.

Cuộc sống là một vở kịch đang diễn ra trước mắt chúng ta. Mọi thứ xung quanh chúng ta đều là không thật. Có phải chúng ta đang vì cái không thật mà lao tâm khổ trí không? Ít người giác ngộ được rằng đó không phải là thật. Chúng ta có vì những điều chân thật mà phấn đấu không? Chúng ta phải vì những điều chân thật mà phấn đấu, tiến bộ. Nếu không có Phật Bồ Tát, nếu không có giáo huấn của Thánh Hiền thì chúng ta không thể nhận ra. Chúng ta lấy giả làm thật, lấy vọng làm chân, cứ thế mà đau buồn khổ sở bất tận. Ngày ngày, chúng ta đang diễn kịch. Trong một ngày có đầy đủ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Trong nội tâm chúng ta đầy đủ vui, buồn, ái, ố, “thất tình lục dục” đang diễn ra một cách mạnh mẽ.

Hòa Thượng nói: “Thời đại này, thiên hạ rất bất an”. Bài học này Hòa Thượng đã nói cách đây 20 – 30 năm. Chúng ta thấy rõ ràng lòng người thực sự bất an. Thiên nhiên vô cùng xinh đẹp. Đà Lạt hoa đào năm nay nở rất đẹp, rất nhiều. Nhưng người đi ngắm hoa phải mang theo khẩu trang để chụp ảnh. Nếu chúng ta chụp ảnh đang đeo khẩu trang mà gửi ảnh cho Tổ Tiên xem thì Tổ Tiên không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Người với người tiếp xúc với nhau không còn tự tại, luôn ở trong thái độ e dè. Thật ra, trước đây con người chúng ta đã có thái độ e dè với nhau rồi nên bây giờ càng phải e dè. Bình thường, con cáisống thờ ơ, lãnh đạm với Cha Mẹ, không quan tâm Cha Mẹ. Trong trận đại dịch Covid 19, Cha Mẹ chết đi, con cái đứng từ xa khóc thảm thiết nhìn quan tài được khiêng ra. Người nhà không được phép đến đến gần người ra đi để tránh lây nhiễm. Đây là những thảm cảnh hết sức thương tâm.

Hòa Thượng nói: “Mạng con người là vô thường. Phải thường nghĩ đến kiếp người ở thế gian này chỉ là một mảng không mà thôi”. Chúng ta biết đó là một mảng không thì tại sao phải quá lao tâm khổ trí?

Khi xưa, Thái tử Tất Đạt Đa sống trong cung Vua, nhà Vua ra lệnh cho mọi người phải đảm bảo tất cả những cảnh già nua bệnh khổ không được diễn ra trước mặt Thái tử. Khi đi dạo bốn cổng thành, Thái tử Tất Đạt Đa tình cờ nhìn thấy cảnh người già, người bệnh, người chết. Khi nhìn thấy người bệnh, Thái tử hỏi: “Xa-Nặc những người đó bị sao vậy?”. Ngài Xa-Nặc trả lời: “Những người đó là người bệnh”. Thái tử nói: “Bệnh là gì?”. Lần sau, khi nhìn thấy một người già chống gậy đi, Thái tử Ngài hỏi thì Ngài Xa-Nặc trả lời: “Đó là một người già”. Thái tử nói: “Già ư? Vậy thì ta cũng già sao?”. Ngài Xa-Nặc trả lời: “Mỗi con người rồi sẽ già nua”. Lần sau, khi nhìn thấy một người chết, Thái tử hỏi Ngài Xa-nặc: “Đoàn người đó đang làm gì vậy?”. Ngài Xa-Nặc trả lời: “Đó là một đoàn người đưa tang tiễn đưa một người đã chết”. Thái tử hỏi: “Chết ư? Chết là gì?”. Ngài Xa-Nặc nói: “Cái chết là kết quả sau cùng của kiếp con người mà không ai có thể thay đổi được”. Thái tử Tất-Đạt-Đa liền quyết định quay trở về thành, không đi dạo nữa. Từ lúc đó, Thái tử mới hiểu kiếp người là Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Thái tử nuôi chí nguyện vượt thành để tu hành, tìm đạo.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook