219Thứ Hai, 25/10/2021, 20:00

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 5h55’ sáng thứ Hai ngày 25/10/2021.

****************************

NỘI DUNG HỌC TẬP ĐỀ TÀI 684

“CÁI GÌ GỌI LÀ PHƯỚC?”

Cái gì mới chân thật là phước báu? Người thế gian có ý niệm sai lầm cho rằng có nhà cao cửa rộng là có phước báu. Những thứ thỏa mãn năm dục sáu trần chỉ làm cho chúng ta thêm bận tâm. Hòa Thượng nói: “Tâm thanh tịnh, cuộc sống an vui, tự tại, không có phiền não mới là an vui chân thật”. Nhiều tiền quá, sống trong được mất, lo buồn thì không phải là phước.

Tôi có quen một người, gia đình của họ là công ty bán lẻ, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Họ có 20 chiếc xe vận tải. Cả ngày họ phải nghe điện thoại liên tục để nhận đặt hàng, giao hàng. Đến tối, khi họ về đến nhà, họ kéo lê bao tải tiền lên lầu để đếm, rồi cất từng cục tiền vào tủ. Suốt cả ngày họ căng thẳng, có khi nghe thấy tiếng điện thoại là có cảm giác sợ. Họ nói rằng suốt ngày làm việc như thế không có lúc nào vui. Chúng ta thấy đó, có nhiều tiền và giàu có như vậy nhưng cuộc sống có vui đâu, đó không phải là phước! Nhưng thế gian lại lầm tưởng rằng người có tiền tài, có danh vọng, có địa vị là người có phước. Không phải vậy! Phước chân thật là tâm thanh tịnh, cuộc sống tự tại, an vui.

Chúng ta cứ mải lo tranh đấu với cuộc đời. Ông Bà ta đã dạy: “Thuyền to gió lớn, thuyền nhỏ dễ dàng vượt qua”. Ngày ngày chúng ta sống thảnh thơi, người ta thì sáng mở mắt ra nhìn vào bảng điện tử mà đau lòng vì cổ phiếu lên xuống thất thường, lúc thì buồn vì lỗ nhiều, lúc thì vui vì lãi hàng trăm tỷ. Đó là phước hay họa?

Tôi nhớ đến câu chuyện “Thằng Bờm”:

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu Phú ông xin đổi một xâu cá mè Bờm rằng:“Bờm chẳng lấy mè” Phú ông xin đổi một bè gỗ lim Bờm rằng: “Bờm chẳng lấy lim” Phú ông xin đổi con chim đồi mồi Bờm rằng: “Bờm chẳng lấy mồi” Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.

Khi Phú Ông nói đổi nắm xôi thì Bờm cười và đồng ý, vì lấy vì những thứ kia mệt lắm, mà chắc gì ông ấy đã thực hiện như lời hứa. Còn gói xôi vừa tương xứng với vật đổi, lại ăn no được. Đó mới là phước!

Hôm qua tôi nghe giảng có đoạn Hòa Thượng nói, khi Ngài giảng pháp không có đạo tràng. Một hôm, khi Ngài vừa đi giảng ở nước ngoài về, lúc đang ở sân bay, ông chủ một doanh nghiệp có một tòa nhà rất to đã thành tâm thành ý tặng Hòa Thượng sở hữu tòa nhà đó. Lúc đó thấy ông ấy thành ý nên Ngài nhận. Nhưng hai ngày sau, Hòa Thượng mời ông ấy đến và nói: “Ông muốn giúp tôi hay ông muốn hại tôi?”. Ông ấy rất ngạc nhiên. Hòa Thượng hỏi: “Tòa nhà này vận hành mỗi tháng bao nhiêu tiền?”. Ông ấy trả lời là 60 ngàn. Hòa Thượng nói: “Tôi làm sao có thể đi quyên góp một tháng 60 ngàn để vận hành tòa nhà này được, như thế sẽ rất phiền não! Nếu ông thành tâm thì một tháng mang tới 60.000 ngàn. Tôi sẽ thành lập Ban Quản lý để vận hành, tôi không tham gia Ban Quản lý mà chỉ giảng Kinh”. Ông chủ đó đồng ý và mỗi tháng mang tới 60 ngàn. Sau ba năm thì đạo tràng có thể tự vận hành, không cần nhận tiền hàng tháng của ông ấy nữa. Hòa Thượng nói: “Từ lúc đó, tôi đã quyết tâm tam bất quản, không quản tiền, không quản việc, không quản người”. Hòa Thượng đã làm ra nhiều việc để cảnh tỉnh chúng ta.

Hòa Thượng nói “hại” ở đây không phải là hại về thân xác mà hại về “pháp thân huệ mạng”. Khi con người có tiền của, đắm chìm trong của cải vật chất thì mất đi đạo tâm, pháp thân huệ mạng bị hại. Đây là một sự khải thị sâu sắc. Chỉ người học Phật nhiều năm mới có thể nhận ra, người bình thường khó chấp nhận. Người thế gian mong cầu danh văn lợi dưỡng, chúng ta thì không quan tâm đến điều đó, nếu có thì để cho người khác quản lý, mình không bận tâm.

Lúc Ngài ở Úc Châu, đồng tu đến nghe pháp rất đông mà không có chỗ lưu trú. Một người đồng tu ở đối diện với Học Hội đã đến nói với hòa Thượng: “Con muốn tặng Ngài 3 tòa biệt thự này”. Hòa Thượng nói: “Ông làm như vậy thì hại chết tôi vì tôi có quá nhiều bất động sản. Ông hãy cho tôi thuê tòa nhà này, mỗi năm 1 đô la, có hợp đồng thuê nhà rõ ràng, trong đó có điều kiện Bên B phải tu hành đúng pháp, đúng giới luật, đời sống sinh hoạt đúng pháp luật. Nếu Bên B không thực hiệnn đúng như vậy thì bên A có quyền lấy lại tòa nhà”. Chúng ta thấy thế gian này được mấy người như Ngài? Đó mới là phước báu chân thật!

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook