CHIA SẺ NỘI DUNG HỌC TẬP
ĐỀ TÀI 657
HẢO CẢNH VÔ THƯỜNG
Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!
Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 5h55’ sáng thứ Ba ngày 28/09/2021.
*****************************
Tuổi trẻ hưởng phước, đó không phải là phước báu chân thật. Chúng ta thấy có nhiều người lúc trẻ thành công rất sớm, hưởng thụ phước báu, thỏa mãn năm dục “tài sắc danh thực thùy”. Khi hưởng hết phước thì tuổi già của họ rất thê lương. Cho nên lúc trẻ thành đạt đường công danh, chưa chắc lúc tuổi già được thảnh thơi hưởng phước.
Hòa Thượng nói: “Tôi thấy rất nhiều những phú ông giàu có rất trẻ, nhưng lúc về già rất thê lương. Lúc trẻ thì “nhất hô bá ứng”, lúc về già họ phải tự chăm sóc bản thân. Lúc trẻ thì họ được cơm dâng nước rót, đi đến đâu cũng có kẻ hầu người hạ. Khi già họ không có những năng lực sống cơ bản cho nên đã khó càng thêm khó, rất thê thảm. Tôi đi khắp nơi trong nước, ngoài nước, tôi nhìn thấy rất nhiều người như vậy. Ta nhận của cuộc đời thì ta phải hoàn trả lại cho cuộc đời, không phải ta nhận chỉ để thỏa mãn năm dục sáu trần của mình”.
Nhiều Cha Mẹ khoe khoang họ dùng tiền tỉ để mua đồ cho con trẻ 2 – 3 tuổi. Chúng ta xem mà cảm thấy bất an bởi vì họ nghĩ rằng tiền của họ không bao giờ hết, nhưng khi con họ hết phước báu thì sẽ ra sao? Dù con họ xinh đẹp, dễ thương, ngoan ngoãn nhưng họ cũng không nên đưa những hình ảnh của con lên mạng viễn thông, đưa lên facebook để nghe lời tán tụng. Như vậy là họ làm cho con bị hao mòn phước báu. Đồng tu chúng ta được Hòa Thượng nhắc nhiều nhưng vẫn không giác ngộ. Bị người chỉ trích thì tiêu tội nghiệp. Được nghe một lời khen là hưởng phước báu. Một số đồng tu rất nhiều chuyện. Con mới vài ba tuổi mà cứ đưa ảnh của con lên Facebook, người trong nước khen, người ngoài nước khen, người tại gia khen, người xuất gia khen... Cha Mẹ đã làm giảm phước báu của con mà không biết.
Chúng ta ở trong thuận cảnh thiện duyên, điều quan trọng nhất là phải giác ngộ đến sanh tử vô thường. Hòa Thượng nói: “Người xưa có câu “Hảo cảnh vô thường”, cảnh tốt không bao giờ trường tồn mà sẽ thay đổi liên tục”. Nếu gặp cảnh tốt, chúng ta thích thú thì khi gặp cảnh xấu, chúng ta ủ dột, bi quan.
Ngài Ngộ Đạo Quốc Sư mười kiếp tu hành đều là cao tăng đắc đạo, là bậc tu hành đắc đạo, rất dụng công, rất có đạo lực. Ngài là Quốc sư đạo hạnh cao thâm nên được nhà Vua kính trọng, yêu quý. Khi được nhà Vua ban tặng chiếc ghế quý, Ngài sanh khởi ý niệm: “Chỉ có Quốc sư như ta mới xứng đáng được ngồi chiếc ghế trầm hương này!”. Ngài vừa sanh khởi một niệm như vậy thì oan gia trái chủ liền ập đến. Một người tu hành đắc đạo mà còn bị oan gia trái chủ tấn công như vậy thì chúng ta phản tỉnh xem mình là ai? Bạn học của Ngài An Thế Cao là một bậc “thông Kinh hiếu thí”, thông suốt kinh điển, ưa thích bố thí, ngày ngày tích công bồi đức. Chỉ vì một niệm sân khởi lên mà Ngài bị đọa làm súc sanh.
Trong nghịch cảnh chúng ta dễ dàng phát hiện, nhưng trong thuận cảnh chúng ta bị mê muội. Hòa Thượng nói: “Người xưa thường nhắc nhở “hảo cảnh vô thường”. Cảnh tốt cũng thay đổi. Làm sao chúng ta đạt được đến tâm cảnh “cảnh duyên không tốt xấu”? Chúng ta chưa đạt được đến tâm cảnh như vậy. Cảnh tốt thì chúng ta vui thích, cảnh xấu thì chúng ta chán ghét. Trong lòng chúng ta không vui thì đã tạo nghiệp rồi. Tâm bệnh tập khí của chúng ta rất vi tế.
Hôm nào nhận một lời chỉ trích thì chúng ta rất đau khổ. Người ta chểnh mảng ngồi trên “ghế nhà vua”, đến lúc bị chỉ trích thì đau khổ vô cùng cực. Mấy tháng nay, những nhân vật hào nhoáng trên ánh đèn sân khấu vô cùng đau khổ. Cái thật mà còn không thật, nói gì đến ánh đèn sân khấu! Họ không biết đó là ảo ảnh phù du. Họ rất vinh hạnh khi ngồi trên những chiếc ghế gameshow, khi không được ngồi ở đó thì họ vô cùng đau khổ. Người xưa thấy rõ “hảo cảnh vô thường”. Người ngày nay cho rằng “hảo cảnh trường tồn” nên bị đau khổ cùng cực.
Phật Bồ Tát, Thánh Hiền luôn cảnh báo, nhắc nhở chúng ta chân tướng sự thật để chúng ta biết rõ và không ngỡ ngàng. Bát khổ là:
1. Sinh khổ
2. Lão khổ
3. Bệnh khổ