CHIA SẺ NỘI DUNG HỌC TẬP
ĐỀ TÀI 583
CHÂN THẬT CÓ THẾ MANG NGHIỆP VÃNG SANH KHÔNG?
Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!
Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 5h50’ sáng thứ Tư ngày 14/07/2021.
******************************
Vãng sanh là nguyện sau cùng của người tu hành Tịnh Độ. Tất cả chúng ta đều nghiệp chướng nặng nề, khởi tâm động niệm đều là tội nghiệp. Hòa Thượng nói: “Chân thật có thể mang nghiệp vãng sanh không?”. Hòa Thượng kể một câu chuyện cách đây khoảng hơn 50 năm, khi lần đầu tiên Ngài đến Mỹ.
- Một vị cư sĩ tu hành lâu năm hơn Hòa Thượng đã đón Ngài ở sân bay và nói: “Thưa Hòa Thượng, có một vị Thượng sư nói rằng không thể đới nghiệp vãng sanh. Vậy thì sao ạ?”
- Hòa Thượng trả lời: “Không vãng sanh thì thôi vậy!”
- Ông ấy thất kinh hồn vía, nhìn Hòa Thượng: “Làm sao như vậy được!”.
- Một lúc sau, khi nghi tình của ông ấy lên cao, Hòa Thượng hỏi: “Hiện tại Bồ Tát & Thánh chúng ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc có nhiều không?”
- Vị cư sĩ nói : “Bồ Tát & Thánh chúng ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc rất nhiều”.
- Hòa Thượng nói: “Bồ Tát & Thánh chúng vẫn còn mang nghiệp, vẫn còn vi tế phiền não, chỉ có Phật A Di Đà mới không còn như vậy. Trong “Kinh A Di Đà”, Phật nói: Nếu ai có thể tính đếm được số lượng Bồ Tát của Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì Ngài thề không thành Phật. Có nghĩa là Thánh chúng nhiều vô số. Vậy thì có vô số người đới nghiệp vãng sanh”.
- Vị cư sĩ lúc đó mới vỡ òa ra: “Vậy thì có thể đới nghiệp vãng sanh”.
- Hòa Thượng nói: Trong “Kinh A Di Đà” , trong “Kinh Vô Lượng Thọ” tuy không nói đến “đới nghiệp vãng sanh” nhưng có nói đến 3 bậc 9 phẩm vãng sanh. Nếu không có đới nghiệp vãng sanh thì làm sao có 3 bậc 9 phẩm!
HẠ PHẨM có:
✓ Hạ phẩm Hạ sanh
✓ Hạ phẩm Trung sanh
✓ Hạ phẩm Thượng sanh
TRUNG PHẨM có:
✓ Trung phẩm Hạ sanh
✓ Trung phẩm Trung sanh
✓ Trung phẩm Thượng sanh
THƯỢNG PHẨM có:
✓ Thượng phẩm Hạ sanh
✓ Thượng phẩm Trung sanh
✓ Thượng phẩm Thượng sanh
“Đới” là mang. Mang nghiệp nhiều thì phẩm vị thấp. Mang nghiệp ít thì phẩm vị cao.
- Năm 2010, khi Thầy mới về Đà Lạt, có một bác Phật tử lớn tuổi, tướng người quắc thước đến hỏi Thầy với tâm rất khẩn trương: “Trước đây, khi chúng tôi chưa có máy in, chúng tôi làm trong quân đội, chúng tôi dùng máy in của quân đội và giấy dư ra để in rất nhiều bài khuyên người niệm Phật vãng sanh, nhưng chúng tôi chỉ phổ biến câu “A Di Đà Phật” chứ không phổ biến câu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Có Thầy nói không niệm hai chữ “Nam Mô” là tà pháp, là không đúng. Vậy mấy chục năm qua chúng tôi làm sai hết rồi sao?”.
- Thầy bình tĩnh nói một cách chậm rãi: “Bác có tụng “Kinh A Di Đà” không?”.
- Bác ấy trả lời: “Có! Tôi tụng thường ngày”.
- Thầy nói: “Bác tụng Kinh thường này mà tâm ý qua loa. Từ đầu đến cuối quyển “Kinh A Di Đà” đều không có hai chữ “Nam Mô”mà chỉ toàn là “Kinh A Di Đà”,“A Di Đà Phật”, “người nào nhất tâm niệm Phật A Di Đà từ 1 ngày đến 7 ngày thì Phật A Di Đà sẽ đích thân cùng Thánh chúng đến tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc”.
- Bác Phật tử đó thốt lên: “Đúng là như vậy! Tôi nghe có Thầy đó nói như vậy nên tôi cũng hoảng”.
Người tu hành niệm Phật nhiều năm mà chỉ cần một lời nói, một câu nói của người khác cũng khiến tín tâm liền bị dao động, liền nghi ngờ. “A Di Đà” là tên của một vị Phật ở Thế Giới Tây Phương. “Phật” là Giác. “A Di Đà” là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Giác, Vô Lượng Quang. “Nam Mô” là cung kính, là quy y, là nương về.
Thầy có một kỷ niệm rất sâu sắc cách đây khoảng 8 – 10 năm. Thầy được mời đến giảng pháp tại một pháp hội ở Bắc Ninh có 1.300 người tham dự. Nhiều huynh đệ cũng đi cùng Thầy và biết rõ việc này. Thầy đưa cho Ban tổ chức 1.200 chiếc áo phông có dòng chữ “A Di Đà Phật” để phát tặng mọi người nhưng họ cất vào trong kho, không cho phát tặng mọi người. Thầy không biết số lượng áo đó sẽ đi về đâu. Đó là việc của họ. Thầy được mời đến để giảng pháp, nhưng họ nghĩ là họ có quyền hạ nhục mình, họ chất vấn Thầy đến mức như thể không thể trả lời, không thể xuống đài. Họ cấm không cho chúng ta quay phim nên hôm đó không có phim ghi lại buổi chia sẻ. Họ hỏi một số câu: Niệm Phật mà không niệm “Nam Mô” có đúng không? Tụng Kinh mà không tụng “Kinh Vô Lượng Thọ” có đúng không? Phật tử mà không đi chùa có đúng không?...