158Thứ Tư, 08/09/2021, 17:31

CHIA SẺ NỘI DUNG HỌC TẬP

ĐỀ TÀI 575

TRƯỜNG SINH BẤT LÃO

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 5h50’ sáng thứ Hai ngày 05/07/2021.

******************************

Từ ngàn xưa đến nay, ai cũng truy cầu trường sanh bất lão. Trong “Kinh Kim Cang”, Phật nói: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”. Những gì có hình tướng đều là hư vọng. Nhỏ như thân người thì nằm trong định luật sanh, lão, bệnh, tử. Lớn như vũ trụ thì nằm trong định luật thành, trụ, hoại, không.

Có một thời gian Thầy giảng ở chân núi. Trên núi có một cái chòi nhỏ, được xây trên 4 cái trụ. Mỗi lần dạy học xong thì khoảng 8-9h tối, Thầy trò đi lên núi. Thầy phải mang ủng vì trên núi có rất nhiều loại rắn độc. Một lần trong lúc đi lên núi, Thầy vô tình đá vào một cục đá. Cục đã bắn ra và tự biến thành cát vụn. Đó chính là giai đoạn “hoại” của đá.

Linh tánh của mỗi chúng sanh đều là trường sanh bất lão. Ta nương nhờ sự giả tạo của thân tứ đại để tìm ra sự chân thật trong giả tạo. Thế gian nói: “Hùm chết để da, người chết để tiếng”. Những gì người ta cống hiến cho cuộc đời không bao giờ chết. Những tấm gương đức hạnh Việt Nam, tuy các Ngài đã chết nhưng tên tuổi của các Ngài vẫn còn mãi trên thế gian. Đó là một phần của trường sanh bất lão.

Thân tứ đại này là vật chất hữu hình, không thể tồn tại mãi mãi. Thân thể của chúng ta thay đổi theo từng sát sa, từng tế bào đang đào thải, thân thể chuyển đổi liên tục. Người ta bồi đắp dinh dưỡng cho thân thể một cách vô lý, đến khi thân thể không tồn tại thì họ rất đau khổ. Vì thân giả tạo này mà người ta tạo ra biết bao nhiêu tội nghiệp. Chúng ta phải cùng thân giả tạo này để vun bồi công đức, làm ra vô lượng phước báu.

Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, chúng ta tuân thủ mọi điều kiện chống dịch trong khuôn khổ nhưng vẫn thực hiện được việc đào tạo các con. Các con ở Tây Ninh, ở Bình Dương, ở Sơn Tây… ngày càng ngoan hơn. Đó là chúng ta biết lợi dụng cái vô thường để tìm đến chân thường, lợi dụng cái thường già nua này để tìm đến không già. Đó là giá trị đích thực của cuộc sống.

Nhà Phật nói: “Không mang theo được bất cứ thứ gì, chỉ mang theo nghiệp mà thôi”. Nghiệp là tạo tác thói quen. Chúng ta tạo nghiệp thiện thì mang theo nghiệp thiện, tạo nghiệp ác thì mang theo nghiệp ác. Nếu chúng ta không được nhắc nhở ngày ngày để tỉnh ra thì dễ bị vật chất là cho mê lầm.

Nhiều người theo đuổi cuộc sống hạnh phúc viên mãn không chân thật. Hạnh phúc viên mãn là an vui, tự tại, không có lo toan. Những nghệ sĩ nổi tiếng, những người giàu có quyền thế, trong tâm họ không an. Cuộc sống hạnh phúc là tâm hồn an ổn, không lo toan vì mình mà chỉ lo nghĩ cho người khác. Đó là hướng đến đời sống của Phật Bồ Tát, hướng đến đời sống của Thánh Hiền.

Chúng ta tưởng những việc mình làm là “thành ý chánh tâm”, “chí công vô tư” nhưng chúng ta làm mà vẫn có phiền não bởi vì có “ta”, có ưu tư trong đó. Chúng ta ngày ngày phải được học tập, luôn luôn được nhắc nhở. Pháp sư Định Hoằng nói: “Nếu chúng ta một ngày không được tưới tẩm giáo huấn của Phật Bồ Tát, giáo huấn Thánh Hiền thì chúng ta bị tưới tẩm bởi phiền não, tập khí xấu ác”. Giống như lớp bèo trên mặt hồ, chúng ta gạt bèo ra nhưng một lúc sau bèo lại trôi đến, phủ kín mặt hồ. Chúng ta học nhưng không làm, không cố gắng kiểm soát 16 tập khí xấu ác của mình thì lời giáo huấn của Phật Bồ Tát, giáo huấn của Thánh Hiền tan như mây khói.

Người học Phật phải đem tâm Từ Bi của Phật đến với chúng sanh đau khổ. Nhà Phật “vô duyên đại từ”, lòng từ bi không có duyên cớ, từ bi vô điều kiện. Người học Chúa phải đem “thần ái thế nhân” của Chúa đến với chúng sanh đau khổ. Trong “Kinh Coran” nói: “Chúa Giê su yêu thương tất cả người trên thế gian, không phân biệt”. Chúng ta có thật làm được như Phật, có thật làm được như Chúa không? Thế nào là “sám hối” và rửa tội”? “Hối” là hối lỗi, “sám” là sám trừ, không tái phạm. Sám hối là không tái phạm lỗi đó. Nếu tái phạm nhiều lần thì không phải là sám hối. Nhà Phật có câu “đới nghiệp vãng sanh”, mang theo nghiệp cũ trước khi chúng ta học Phật. Đã học Phật, đã phát tâm niệm Phật rồi mà vẫn tà tà tạo nghiệp thì không thể.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook