128Thứ Tư, 08/09/2021, 15:02

CHIA SẺ NỘI DUNG HỌC TẬP

ĐỀ TÀI 545

CHƯA PHỤC ĐƯỢC PHIỀN NÃO CHƯA CÓ THÀNH TỰU

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’ sáng thứ Hai ngày 07/06/2021.

******************************

Tu học Phật pháp là phải điều phục được phiền não tập khí của mình. Phiền não tập khí được điều phục rồi thì chúng ta mới có cơ hội thoát ly sanh tử. Đa phần người thế gian coi Phật pháp như một trò tiêu khiển, hoặc coi Phật pháp là bảo hiểm để mình được bình an mạnh giỏi. Có người nói thờ Phật trong nhà để yêu ma quỷ quái không dám phá phách. Có người nói học Phật pháp là phải vui nhưng đa phần họ chỉ thích cái vui giả tạo. Trong tâm họ còn nguyên “thất tình” (hỉ, nộ, ái, ố, lạc, dục) mà họ nói là “tu tốt, mặt sáng trưng!”. Họ không biết rằng: Niềm vui chân thật phải xuất phát từ niềm vui nội tâm mà nhà Phật gọi là pháp hỉ sung mãn”.

Người thế gian thích nghe gạt, không thích nghe khuyên. Người xưa nói: “Lời chân thật không hoa mỹ, lời hoa mỹ không chân thật”. Tu học Phật pháp cốt để khắc chế 16 phiền não tập khí của mình gồm “tự tư tự lợi, danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần, tham sân si mạn” và cũng còn phải kiểm soát được “thất tình” (hỉ, nộ, ái, ố, lạc, dục). Tu hành phải điều phục được tập khí phiền não mới chân thật là tu hành. Chúng ta không đối trị 16 tập khí này mà ngày ngày tiếp cận Phật pháp chỉ để vui giả tạo. Vì chỉ vui giả tạo cho nên khi vô thường đến, khi bệnh khổ đến, khi khó khăn đến, chúng ta không biết cách đối trị.

Hòa thượng nói: “Vai trò ngày nay bị đảo lộn. Người học Phật thì không chân thật tu hành, không khắc chế bản thân. Người giảng pháp thì chỉ nói để vừa lòng người”. Nếu không học Phật với mục đích điều phục tập khí phiền não của chính mình thì không nên học. “Bổn” là “ban đầu”, “” là “Thầy”. “Bổn sư” là Thầy dạy nguyên lý nguyên tắc, ví dụ nguyên lý muốn có tiền tài thì phải bố thí tiền tài. Chúng ta đừng coi Phật là một vị Thần ban phước giáng họa, phù hộ độ trì. Phật bằng chất liệu xi măng, composit chỉ là biểu pháp. Người xưa nói: “Bồ Tát bằng đất qua sông còn khó giữ được mình”. Trong ngôi chùa nọ, có bức tượng Phật bị cháy vì hỏa hoạn. Chúng ta phải thực sự khơi dạy được Phật tánh chân thật trong mỗi chúng ta.

Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói: “Trên bước đường giải thoát, ta chỉ là kẻ dẫn đường. Đến được hay không thì các con phải tự đi”. Chúng ta cứ ỷ lại, nương nhờ, cuối cùng khi lâm chung đến, đầu óc mù mờ không có chốn để nương về, bám víu được cái phao nào thì bám theo cái phao đó.

Hòa thượng đã làm ra biểu pháp. Ngài thông tông thông giáo. Ngài giảng tất cả các tôn giáo như Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Kinh Koran, Kinh Tân Ước… nhưng Ngài chỉ chuyên tu chuyên hoằng Tịnh Độ, “một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”. Người xưa nói: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Vậy thì mới có được thành tựu.

Trong “Kinh Đại Tập”, Phật nói:

Thời kỳ Chánh Pháp, giới luật thành tựu. Sau khi Phật diệt độ một nghìn năm là thời kỳ Chánh Pháp. Tăng chúng chỉ cần chăm chỉ học giới, giữ giới, không được phạm giới, không được phá giới thì có thể chứng quả.

Thời kỳ Tượng Pháp, Thiền Định thành tựu. Thời kỳ Tượng Pháp là một nghìn năm lần thứ hai sau khi Phật diệt độ, sau một nghìn năm thứ nhất cho đến hai nghìn năm. Phật Pháp truyền đến Trung Quốc đúng vào thời kỳ Tượng Pháp, vì thế Thiền ở Trung Quốc vô cùng phổ biến. Đạo lý là chỗ này. 

Thời kỳ Mạt Pháp, Tịnh Độ thành tựu. Thời kỳ Mạt Pháp chính là sau khi Phật diệt độ hai nghìn năm trở đi, Mạt Pháp đến một vạn năm. Phật diệt độ tính đến nay là hơn hai nghìn năm trăm năm rồi, vậy là chúng ta đang trong thời kỳ Mạt Pháp.

Một vị Thầy ở Tổ Đình Phước Hậu đã dày công biên soạn một cuốn sách tên là “Tin Phật”. Cuốn sách ấy có ghi: “Trong “Đại Tạng Kinh”, có 200 bộ Kinh nhắc đến Tịnh Độ”. Nhiều đời Tổ sư đã tu hành thành tựu nhờ Tịnh Độ. Thời Mạt Pháp, có người không biết chữ, niệm Phật vãng sanh kim cang bất hoại. Hòa thượng Hải Hiền đã làm ra biểu pháp tu hành thành tựu đại viên mãn. Ngài không biết chữ, niệm Phật vãng sanh lưu lại toàn thân xá lợi. Lúc còn sanh tiền, Hòa thượng Hải Hiền đã nói một câu bất hủ: “Người ta hộ niệm cho mình không chắc”. Ý của Ngài là phải chính mình niệm Phật. Trong đêm tối, khi mọi người đang an giấc, ngài lạy Phật xong tự tại vãnh sanh. Nhiều người ỷ lại, nương nhờ, chỉ chờ khi lâm chung có người đến trợ duyên cho mình. Họ không cẩn thận đối với sanh tử, họ không cẩn thận trong đối nhân xử thế.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook