174Thứ Sáu, 03/09/2021, 19:50

CHIA SẺ NỘI DUNG HỌC TẬP

ĐỀ TÀI 539

NẾU MUỐN THÀNH TỰU THÌ HAI CHỮ TINH TẤN RẤT QUAN TRỌNG

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 5h50’ sáng thứ Ba ngày 01/06/2021.

******************************

Nếu muốn thành tựu thì hai chữ “tinh tấn” rất quan trọng. “Tinh” là tinh tường, tinh chuyên, tinh nhất. “Tấn” là tiến bộ, không thoái lui. Đa phần chúng ta bị “tạp tấn”.

Trước đây có một số người cho rằng Thầy xen tạp vì Thầy niệm Phật, giảng pháp rồi lại đề xướng “Đệ Tử Quy”. Chúng ta mãi đến bây giờ vẫn chỉ niệm Phật, những việc khác đều vì chúng sanh mà làm. Chúng ta đã trải qua hơn 500 đề tài chuyên học tập những bài pháp của Hòa thượng. Cùng với thời gian, đến bây giờ thì họ không nói mình xen tạp nữa.

Một câu A Di Đà Phật, một bộ Kinh, một vị Thầy, một hướng Tây Phương Cực Lạc là nơi để quy về. Đó là “tinh”. Những việc khác chúng ta làm là nghe theo Hòa thượng, vì chúng sanh mà làm. “Thập Thiện Nghiệp Đạo”, “Đệ Tử Quy” dạy chúng ta những nguyên lý, nguyên tắc & chuẩn mực của người xưa để ứng xử với năm mối quan hệ (ngũ luân) trong xã hội.

Hoà thượng nói: “Ngoài câu A Di Đà Phật ra thì những thứ khác là xen tạp, vọng tưởng”. Ngài cả đời một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng. Ngài xây trường học, xây trung tâm học tập đạo đức Thánh Hiền, trù bị nhiều kinh phí cho các tôn giáo bạn, xây dựng bệnh viện… Ngài đều là người tiên phong đóng góp để thành toàn cho họ. Đó không phải là xen tạp. Chúng ta làm những việc cần làm, làm những việc lợi ích chúng sanh, trong tâm chỉ một câu A Di Đà Phật.

Nhiều người lười biếng, chối bỏ trách nhiệm, sợ mệt, sợ vất vả, muốn “an thân niệm Phật”. Họ tìm sự an lạc tạm bợ để qua ngày. Trong tâm họ đầy lo toan, phiền não, bất an. Đó là xen tạp. Xen tạp là tự tư tự lợi, danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần, tham sân si mạn.

Trước đây Thầy khuyên một người đề xướng Đệ Tử Quy thì họ nói: “Thôi! Huynh đừng xen tạp! Huynh lo dịch Kinh đi!”. Họ không hiểu ý nghĩa chữ “xen tạp”. Thầy vẫn hoàn thành việc dịch Kinh. Những gì Thầy hứa với chúng sanh, hứa với mọi người thì Thầy đều đã làm. “Kinh Vô Lượng Thọ” đã được dịch xong gần 300 đĩa. Sau khi dịch xong thì mình mới biết những bài giảng giải bộ đó chưa đủ trọn bộ. “Kinh Bát Nhã Ba La Mật” cũng đã được dịch xong.

Một câu A Di Đà Phật, một bộ Kinh, một vị Thầy, một hướng Tây Phương Cực Lạc là nơi để quy về. Nếu đứng ở ngã ba đường, ngã tư đường, ngã năm, ngã sáu thì chúng ta mờ mịt, không biết đi đường nào. Những người nói chúng ta xen tạp chưa chắc họ không xen tạp, thậm chí họ xen tạp nhiều hơn chúng ta. Họ có quá nhiều vị Thầy, quá nhiều pháp môn tu, Thiền, Tịnh, Mật, pháp môn nào họ cũng biết. Chưa nói đến việc họ gần gũi, qua lại với quỷ thần. Họ không biết tác hại của việc qua lại với tà thần. Tà thần giúp chúng ta đều có điều kiện.

Hòa thượng dạy chúng ta: “Người tu hành đặc biệt không cầu cảm ứng. Chúng ta đúng nguyên lý nguyên tắc mà tu học, ngày ngày sửa lỗi, ngày ngày phản tỉnh. Một ngày không sửa lỗi, không phản tỉnh thì ngày đó trôi qua lãng phí”.

Tinh tấn”, “tin” là tinh chuyên, tinh nhất, “tấn” là tiến bộ. Hòa thượng nói: “Chúng ta đang tinh tấn tiến về phần mộ của mình. Trong tất cả các pháp môn của nhà Phật thì mỗi người có duyên chọn ra một pháp, rồi tinh chuyên một pháp đó”. Nhiều người chọn hai, ba pháp, tưởng làm như vậy cho chắc nhưng như vậy thì không thể “tinh” được. Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam cả một đời chỉ theo một pháp môn Tịnh Độ. Chúng ta nên học theo Ngài. Thầy đã nhắc di nhắc lại nhiều lần tấm gương và lời dạy của Ngài nhưng nhiều người không theo. Họ theo tà pháp. Tà pháp là pháp môn không được quốc gia công nhận, phải hoạt động chui lủi, lén lút.

Trong mười điều tâm niệm của nhà Phật, điều thứ nhất là: “Có thân bệnh thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sinh”. Chúng ta sinh hoạt không điều độ, ăn uống ngủ nghỉ không điều độ thì làm sao tránh khỏi bệnh tật. Thích Ca Mâu Ni Phật đã giảng “Pháp Tứ Đế”, quy luật sanh – lão – bệnh – tử đã trở thành định luật, không ai tránh khỏi. Tử vong là kết quả sau cùng của kiếp con người.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook