282Thứ Sáu, 03/09/2021, 19:50

CHIA SẺ NỘI DUNG HỌC TẬP

ĐỀ TÀI 524

BẠN KHÔNG BIẾT CHÂN TƯỚNG SỰ THẬT THÌ LÀM SAO QUAY ĐẦU!

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con đã ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’ sáng thứ Hai ngày 17/05/2021.

******************************

Bạn không biết chân tướng sự thật thì làm sao quay đầu! Biết thế nào là sai quấy, biết thế nào là bất thiện thì ta mới chịu thay đổi. Đa phần chúng ta cho rằng mình đúng. Con ngưởi cả một đời sai lầm, sai đến tận cùng, không có chỗ quay đầu. Ta được gần Thầy tốt bạn hiền, có được những tấm gương soi chiếu thì mới biết mình sai ở đâu. Chúng ta rất khó tự nhận ra, rất khó tự giác ngộ, rất khó tự bừng tỉnh để quay đầu!

Những tập khí lỗi lầm của chúng ta được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng chúng ta vẫn không thay đổi, bởi vì chúng ta không nhận ra mình đang sai. Chúng ta phải nhìn vào Phật Bồ Tát, nhìn vào những bậc Thầy đáng kính, học tập & bắt chước cách họ đối nhân xử thế thì may ra mới tiến bộ. Chúng ta phải nương theo một vị Thầy! Cả cuộc đời Thầy rất may mắn, mấy chục ngàn giờ chỉ dịch những bài giảng của Hòa thượng Tịnh Không. Thầy không có sự xen tạp, không theo bất kỳ một dòng tư tưởng nào khác, một vị Thầy khác. Nhờ vậy mà tâm Thầy định được & sáng suốt. Nếu chạy Đông chạy Tây thì phiền não rẫy đầy.

Sai lầm của chúng ta là chúng ta không nhận ra chính mình đang sai. Thậm chí chúng ta còn ngoan cố. Khi có người nhắc nhở, chúng ta tự ái, cống cao ngã mạn cho nên không thể quay đầu. Trước đây, khi đi giảng ở một số đạo tràng, Thầy nói mọi người hãy trút bỏ tập khí như trút bỏ thùng rác, rửa thật sạch thùng rác đó để bắt đầu lại từ đầu, chứa đựng những điều tốt đẹp. Khởi đầu tốt thì mới có kết quả tốt. Không có khởi đầu tốt thì vĩnh viễn không có kết quả tốt. Thầy nhận rõ thấy họ bao chao, xao động, tu hành nhiều năm nhưng tham sân si mạn vẫn tràn đầy. Như vậy thì càng tu càng nhanh vào địa ngục, ngạ quỷ. Chỉ cần tâm chúng ta chuyên nhất thì chúng ta liền nhận ra điều đó. Những đạo tràng đó ngày nay gần như đã tan rã, không biết họ còn tu hành hay không. Thầy khuyên nhưng họ không nghe. Họ cho rằng Thầy nói quá lời.

Thích Ca Mâu Ni Phật nói rõ: “Cần tu GIỚI - ĐỊNH - TUỆ. Diệt trừ THAM - SÂN - SI”.

Chúng ta không diệt trừ mà thay chỉ đổi đối tượng, tham trở nên vi tế. Trước đây chúng ta tham tiền tài vật chất, bây giờ tham pháp. “Giới” không chỉ bao gồm 5 giới “không sát sanh, không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu”. “Giới” còn là luật pháp quốc gia, thuẩn phong mỹ tục, là chuẩn mực, chừng mực trong tâm mình để mình không sai phạm. Chúng ta phải biết chừng mực, phải biết kiểm soát mọi việc. Kể cả trong một buổi chia sẻ, chúng ta nói quá 10 phút, không kiểm soát được thời gian cũng là phạm giới. Người tu hành phải biết kiểm soát tâm của mình cho có chừng mực, từ đó kiểm soát việc làm của mình cũng phải có chừng mực.

Từ xưa đến giờ, có một điều Thầy nhận ra Thầy kiểm soát tốt đó là về mặt thời gian. Thầy không bao giờ để lố 3 phút, 5 phút. Có “giới” thì sẽ có “định”. “Định” là khi tâm mình định lại, mọi sự đều được giải quyết bằng trí tuệ nên đều nhẹ nhàng, thông suốt. Chúng ta phải động não thì mới đỡ cực thân, làm việc có trí tuệ thì công việc diễn ra sẽ nhẹ nhàng, hiệu quả.

Thầy không bao giờ mở quạt số 5, bởi vì mức cao nhất đó là không có chừng mực. Chúng ta chỉ nên bật mức số 3, số 4 thôi. Đó là chừng mực của tâm mình. Khi sử dụng lò điện, chưa bao giờ Thầy bấm số 7 mà chỉ bấm số 6. Nóng vội, gấp gáp ở chính nơi tâm mình. Chưa bao giờ khi sử dụng các thiết bị điện tử mà Thầy mở một phát hết cỡ. Đó là tâm từ bi đối với đồ vật. Đây là kinh nghiệm nhỏ để mọi người tự thể hội tâm của chính mình. Gần như cả một cuộc đời chúng ta lúc nào cũng khẩn trương, nóng vội. Mọi người không nhận ra nhưng chính những thao tác đó thể hiện tâm nóng vội của mình. Chúng ta ra chợ, đi mua đồ thì sẽ nhận ra mình cần phải làm gì để yêu thương mọi người. Chúng ta mua trái nhỏ, mua đồ sắp hỏng để giúp đỡ người bán hàng, nhường sự thuận tiện cho người khác.

Phật dạy: “Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí”. Đá cát, các thiết bị là “vô tình”, nhưng chúng ta phải khởi lòng yêu thương tất cả. Thầy đi một vòng trong vườn liền biết cây nào thiếu nước, cây nào cần chăm sóc nhiều hơn. Chúng ta phải có lòng yêu thương, không chỉ yêu thương con người, mà phải yêu thương tất cả mọi sự mọi vật. Chúng ta sử dụng bất kỳ một thiết bị dụng cụ nào đó, nếu nó sắp hỏng, chưa kịp hỏng thì mình đã phải sửa chữa rồi. Đó là tâm từ bi. Quan trọng là chúng ta phải luôn kiểm soát mọi hành động của mình, phải luôn ở trong chuẩn mực.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook