CHIA SẺ NỘI DUNG HỌC TẬP
ĐỀ TÀI 518
BẠN HIỂU RÕ CHỮ DUYÊN THÌ BẠN SẼ RẤT TỰ TẠI
Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!
Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con đã ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’ sáng thứ Ba ngày 11/05/2021.
*******************
Thế gian có từ “duyên nợ”, gặp nhau là duyên. Nếu chúng ta thật hiểu thì chúng ta sẽ tự tại. Nếu chúng ta chưa tự tại là chúng ta chưa thật hiểu. Ví dụ chúng ta thừa đồ ăn, chúng ta đi hỏi xem có ai cần thì cho. Đó không phải là tùy duyên mà đó là phan duyên, cưỡng cầu. Chữ “tùy duyên” chúng ta thường hay nói đến nhưng hiểu đúng để làm đúng.
Hòa thượng nói: “Việc tốt cần làm nên làm, không công không đức”. Nếu không phải việc tốt thì ta không làm. Không có việc thì ta càng tự tại. Có việc thì ta sinh tâm phiền não.
Người xưa nói: “Việc tốt không bằng không việc gì”. “Không việc gì” có nghĩa là trong tâm không vướng bận. Gia đình của cư sĩ Bàng Tế Thanh mang hết tiền chất vào thuyền, đem ra sông bỏ hết. Người ta hỏi sao ông không mang tiền cho người khác. Ông nói rằng: “Việc tốt không bằng không việc gì”. Ta làm việc tốt mà lại dính vào danh, ta làm việc tốt, ta làm xuất sắc, xã hội sẽ ghi danh ta, mọi người sẽ tán thán ta, háo danh, tâm rơi vào danh vọng. Khổ nhất là ta dính vào “tài, sắc, danh, thực, thùy”.
Hòa thượng nói rằng: “Chỉ cần bạn hiểu cái duyên này thì bạn sẽ tự tại”. Chúng ta tưởng chừng đã hiểu lời giáo huấn của Phật Bồ Tát nhưng thật ra ta hiểu sai, bóp méo lời dạy của các Ngài rồi làm sai hết. Người có một chút trí tuệ thì sẽ nhìn ra cái “duyên” này. Ví dụ, đứng trước một sự việc, ta hiểu rõ cường độ tâm thái của đối phương muốn làm hoặc không muốn làm, ta đều hoan hỉ chấp nhận thì đó là “tùy duyên”. Chữ “tùy duyên” phải là những việc không ảnh hưởng lớn đến người khác, chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mình, không liên quan đến đại chúng thì mình thuận theo họ. Mình không thuận theo họ thì sẽ phiền não. “Tùy duyên”, duyên đến thì thuận theo, duyên không đến thì không việc gì, để tâm mình an tĩnh mà làm việc khác.
Mấy ngày nay có người mong chờ gặp mặt Thầy nhưng Thầy thấy việc gặp mặt trong tình hình dịch bệnh như thế này thì cũng không giải quyết ngay được sự việc nên Thầy chưa gặp. Khi họ tìm đến chúng ta vì mong muốn tìm người tốt để dạy những đứa trẻ, mong cho chúng lớn lên trở thành những người có ích cho đất nước. Như vậy thì đủ duyên để chúng ta gặp họ.
Chúng sanh khởi tâm động niệm đều là vọng tưởng phân biệt chấp trước cho nên duyên tốt thì ít, duyên xấu thì nhiều. Phật Bồ Tát không có vọng tưởng phân biệt chấp trước cho nên các Ngài không có duyên xấu. Phật dạy chúng ta cứ dùng tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng mà làm.
Hòa thượng dạy: “Khi có việc thì chúng ta tận tâm tận lực mà hi sinh cống hiến. Khi không có việc thì chúng ta hoàn thiện chính mình. Chỉ sợ khi có việc mà chúng ta không có đủ năng lực để cống hiến”.
Trước đây Thầy cũng mong muốn làm nhiều điều nhưng lại không đủ năng lực. Bây giờ chúng ta có quá nhiều việc để làm. Khi chúng ta hiểu cái duyên này thì chúng ta sẽ rất tự tại.
Hòa thượng nói: “Chúng ta phổ biến văn hóa truyền thống, công đức rất lớn. Chúng ta đang làm việc hoằng pháp lợi sinh, không phải sự nghiệp thông thường. Chúng ta đang tu đại phước báo nhưng cũng phải tùy duyên, không phan duyên. Chỉ cần có một chút phan duyên thì bạn bạn đã mất đi tâm thanh tịnh. Tâm không thanh tịnh thì cho dù hoằng pháp lợi sanh cũng chỉ là phước hữu lậu. Người tu hành cầu giải thoát chứ không cầu phước báu. Chúng ta phải dùng tâm thanh tịnh mà làm thì mới là phước báu xuất thế gian”.
Chúng ta làm với tâm mong cầu thì đó là thế gian. Bác Hồ dạy “chí công vô tư”. Chúng ta phải làm với tâm không mong cầu. Có người hỏi Bác Hồ là tại sao Bác không sống ở nơi xứng đáng với tầm của Bác. Bác nói: “Quê hương tôi ra ngõ là có anh hùng. Tôi có gì đáng để tự hào về bản thân đâu!”. Bác xem thường danh lợi, sống cuộc đời dân dã, tự tại, thanh đạm, đáng để chúng ta học tập.
Người xưa nói:
“Nhân phi nghĩa bất giao