CHIA SẺ NỘI DUNG HỌC TẬP
ĐỀ TÀI 514
Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!
Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con đã ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 5h50’ sáng thứ Sáu ngày 07/05/2021.
**********************
Phải thật học, phải thật làm! Cho dù là thế gian pháp thì cũng phải thật học và thật làm, huống hồ là Phật pháp, chúng ta càng phải học và làm một cách nghiêm túc để vượt thoát khỏi tập khí phiền não, rồi vượt thoát khỏi sinh tử luân hồi. Cho nên ở bất cứ vai trò nào, bất cứ phương vị nào, chúng ta cũng phải thật học, thật làm. Chúng ta không được làm một cách qua loa, làm cho dễ coi. Thế gian pháp còn như vậy, đối với Phật pháp chúng ta còn phải làm ra điển phạm để làm gương cho mọi người.
Cổ Thánh Tiên Hiền, Phật Bồ Tát đều dùng thân giáo một cách triệt để, làm được một cách tốt nhất, sau đó mới dùng ngôn giáo chỉ để diễn đạt lại thân giáo. Thân giáo rất quan trọng. Cho nên những người học Phật, học đạo Thánh Hiền, chúng ta đang hoằng dương Thánh Hiền, hoằng dương Phật pháp thì phải thật học, thật làm! Nếu chúng ta làm cầm chừng, làm một cách dễ coi thì người có một chút tâm hơi thanh tịnh liền nhìn ra ngay. Từng bài, từng bài, Hòa thượng không nói đạo lý, không đàm huyện thuyết diệu mà nói những điều trong cuộc sống thực tiễn.
Tổ Sư Ấn Quang là tổ thứ 13 của Tịnh Độ. Ngài trải qua một đời sống vô cùng thanh đạm, ẩn dật, không khoe khoang, không làm nổi bản thân. Ngài dạy chúng ta coi tất cả chúng sanh là Bồ Tát, chỉ riêng ta là phàm phu tu ít, phước mỏng nghiệp dày. Tất cả mọi người đều đáng để mình học tập. Cả một đời tu hành, Ngài không chạy Đông chạy Tây, không đàm huyền thuyết diệu, chỉ nghiên cứu một bộ Kinh. Phía trên bàn của Ngài có dán một chữ “Chết”. Chữ “Chết” nhắc nhở chúng ta: Người chết không mang theo được bất cứ thứ gì, chỉ mang theo nghiệp mà mình tạo tác. Chúng ta không để dục vọng sai khiến. Chúng ta tạo nghiệp thiện thì trong lòng nhẹ nhàng, an lạc. Chúng ta tạo nghiệp ác thì trong lòng đầy lo toan, bất an. Chúng ta phải cố gắng tận tâm tận lực vì tất cả chúng sanh.
Có người thấy Phật pháp quá hay, liền hỏi Ấn Tổ làm thế nào để nhanh chóng khế nhập Phật pháp. Ấn Tổ trả lời: “Một phần thành kính được một phần lợi ích. Mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Vậy thì một ngàn phần thành kính được một ngàn phần lợi ích. Mười ngàn phần thành kính được mười phần lợi ích. Nếu cả buồng tim cuống phổi của chúng ta ngập tràn thành tâm thành kính thì chúng ta sẽ thành tựu. Mười ngàn phần thành kính thì chư Phật Bồ Tát, Long Thiên Thiện Thần, thậm chí Quỷ Thần cũng đến hỗ trợ chúng ta làm việc tốt. Chí thành cung kính thì bạn có thể khế nhập. Trong “thành kính” có sự khác biệt.
Hòa thượng nói: “Mười phần thành kính thì chuyển phàm thành Thánh. Tám, chín phần thành kính thì chuyển mê thành ngộ. Ba, bốn phần thành kính thì chuyển ác thành thiện. Ngay đến chuyển ác thành thiện mà chúng ta không làm được thì tâm thành kính của chúng ta không có. Chuyển ác thành thiện mà không có thì chúng ta không thể chuyển mê thành ngộ. Chuyển mê thành ngộ mà chúng ta không có thì không thể chuyển phàm thành Thánh”.
Chung quy lại, chúng ta cứ có tâm thành kính là được. Chúng ta có tâm thành kính thì dốc hết sức mình. Chúng ta lười biếng, nhếch nhác, sợ được sợ mất, sợ hơn sợ thua, chìm đắm trong sự phân biệt chấp trước của chính mình. Đôi khi chúng ta lúc nhớ lúc quên.
Tổ Ấn Quang nói: “Kiền thành tự khả chuyển phàm tâm”. “Kiền thành” là tận tâm tận lực dốc hết sức mình, dốc hết tâm chân thành của mình thì sẽ chuyển thành Thánh nhân. “Tự khả” là tự chuyển tâm phàm phu của chính mình.
Ngài Lục Tổ Huệ Năng nói: “Nào ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp”. Tự tánh của chúng ta có thể khế hợp với tất cả. Chúng ta cứ khởi tâm chân thành thì tự tánh tự nhiên sẽ lưu lộ ra.
Tối hôm qua chúng ta học “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, Thầy không nhớ hôm qua là thứ mấy, đến khi có người nhắc thì Thầy mới nhớ đến lịch học. Thầy không khẩn trương, không dao động, cứ lắng nghe một ý thì tự khắc trong tâm trào dâng. Chúng ta cứ bình lặng thì tự khắc chúng ta sẽ làm việc rất tốt, có khi còn làm tốt hơn người khác.